Lỗi cố ý trực tiếp - Một số vấn đề lý luận

04/11/2024
Đoàn Phi
Đoàn Phi
Khi xem xét, đánh giá một hành vi phạm tội, yếu tố lỗi nhận được sự quan tâm đặc biệt. Đối với hình thức lỗi cố ý trực tiếp, đâu là dấu hiệu để nhận biết hình thức lỗi này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày sau đây.

1-Khái niệm của Lỗi cố ý trực tiếp

Lỗi là thái độ tam lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại - cố ý và vô ý. Lỗi cố ý được chia thành hai hình thức lỗi, trong đó lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi, "...nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra" (Đoạn 1 Điều 10 BLHS) 

Phân tích định nghĩa này có thể rút ra những dâu hiệu sau đây của lỗi cố ý trực tiếp:

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2-Dấu hiệu của Lỗi cố ý trực tiếp

[a] Về lý trí

Người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (được hiểu là tính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội và thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi đó).

Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi. Những tình tiết đó có thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm, là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...

Thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi là nhận thức vượt trước, là dự kiến của người phạm tội về hậu quả đó. Người phạm tội có thể dự kiến hành vi tất nhiên sẽ gây ra hậu quả thiệt hại hoặc dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả thiệt hại.

Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi là hai nội dung của yếu tố lý trí có liên quan chặt chẽ với nhau. Thấy trước thiệt hại của hành vi là kết quả và là sự cụ thể hóa sự nhận thức tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi. Trái lại, nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là cơ sở cho việc thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi.

[b] Về ý chí

Người phạm tội mong muốn hậu quả thiệt hại phát sinh. Điều này có nghĩa hậu quả thiệt hại của hành vi mà người phạt tội thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích - phù hợp với sự mong muốn của người đó. Ở đây, sở dĩ không đặt vấn đề mong muốn hay không mong muốn hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội vì khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn thực hiện thì đã có nghĩa chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó

Ở các tội có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả thiệt hại được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm nên việc kiểm tra ý chí của người phạm tối đối với hậu quả thiệt hại đã thấy trước là cần thiết để có thể khẳng định có lỗi cố ý trực tiếp hay không.

Ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả thiệt hại không được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm nên việc xác định ý chí đối với hậu quả thiệt hại không được đặt ra. Muốn xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người đó nhận thức được tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

3-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Lỗi cố ý trực tiếp - Một số vấn đề lý luận được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Lỗi cố ý trực tiếp - Một số vấn đề lý luận có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Lỗi cố ý trực tiếp - Một số vấn đề lý luận

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.61008 sec| 939.813 kb