Lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài và số lượng trọng tài viên
Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực trọng tài thương mại cần được thể hiện ngay từ giai đoạn thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng trong đó có điều khoản thỏa thuận trọng tài. Lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài và lựa chọn số lượng trọng tài viên là những nội dung cơ bản của một thỏa thuận trọng tài để xác định những ưu tiên quan trọng khi tiến hành đàm phán, thương lượng. Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài
Thông thường, khi đã lựa chọn tổ chức trọng tài nào thì sẽ áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài đó. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có những trường hợp mà các bên tranh chấp lựa chọn tổ chức trọng tài này nhưng lại muốn áp dụng một quy tắc tố tụng trọng tải khác. Thực tiễn tố tụng trọng tài tại Việt Nam cho thấy, có nhiều trường hợp các bên ký kết hợp đồng lựa chọn chọn trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) nhưng lại không muốn áp dụng quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài này mà lại thỏa thuận áp dụng quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế của ICC. Trước thời điểm Luật trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực thi các điều khoản trọng tài có lựa chọn như vậy thường bị tòa án Việt Nam tuyên là vô hiệu theo khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Khi Luật trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực thi hành thì các điều khoản thỏa thuận lựa chọn một tổ chức trọng tài nhưng lại áp dụng một quy tắc trọng tài khác vẫn được coi là có giá trị pháp lý để tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên nhưng có thể bị coi là không thể thực hiện được nếu tổ chức trọng tài mà các bên lựa chọn không đồng ý áp dụng quy tắc trọng tài khác với quy tắc của họ. Tại thời điểm này thì VIAC chưa tiến hành giải quyết tranh chấp theo bất kỳ quy tắc trọng tài nào khác ngoài quy tắc trọng tài do VIAC ban hành Quy tắc trọng tài của ICC năm 2017 cũng quy định rõ tại khoản 2 Điều 1 rằng, Tòa trọng tài quốc tế của ICC “là cơ quan có thẩm quyền duy nhất để điều hành trọng tài theo Quy tắc này ...”. Các bên khi đàm phán ký kết hợp đồng nên kiểm tra trực tiếp với tổ chức trọng tài mà họ đã lựa chọn xem tổ chức đó có thể tiến hành tố tụng trọng tài theo quy tắc trọng tài khác hay không trước khi ghi vào trong thỏa thuận trọng tài. Việc thỏa thuận lựa chọn một tổ chức trọng tài nhưng lại áp dụng một quy tắc trọng tài khác cũng có thể làm phát sinh những hậu quả pháp lý phức tạp tại giai đoại yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài ở nước ngoài sau này.(xem thêm: tranh chấp tài sản sau ly hôn)
Thông thường, các bên tranh chấp lựa chọn tổ chức trọng tài nào thì sẽ áp dụng quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó, trừ trường hợp trong tài vụ việc (ad học). Tuy nhiên, trong trường hợp các bên tranh chấp mong muốn lựa chọn một quy tắc tố tụng khác với quy tắc của tổ chức trọng tài mà mình đã lựa chọn thi phải tìm hiểu xem tổ chức trọng tài đã chọn có cho phép áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài khác hay không.
Cho dù áp dụng bất kỳ quy tắc trọng tài nào thì cũng cần so sánh xem quy tắc tố tụng trọng tài đó có phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế thể hiện ở Quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) hay không. Mức độ can thiệp của tổ chức trọng tài vào việc xét xử và ra phán quyết của Hội đồng trọng tài hay tính độc lập của trọng tài viên như thế nào. Quyền tự do lựa chọn ( arty autonomy) của các bên tranh chấp có được tôn trọng hay không để từ đó xác định việc lựa chọn một quy tắc trọng tài phù hợp nhất trong quá mình đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng cũng như thỏa thuận trọng tài.(quan tâm tới: hợp đồng hôn nhân)
Lựa chọn số lượng trọng tài viên
Các bên có quyền tự do lựa chọn số lượng trọng tài viên cho vụ tranh chấp của mình. Thông thường, các bên lựa chọn số lượng trọng tài viên là số lẻ để có thể thực hiện nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng trọng tài viên là số chẵn thì nếu không thực hiện được nguyên tắc biểu quyết theo đa sổ thì bên nào có phiếu biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ là phiếu quyết định (Veto). Các bên cũng thường lựa chọn Hội đồng trọng tài bao gồm 01 trọng tài viên duy nhất hoặc 03 trọng tài viên trong đó mỗi bên chọn 01 trọng tài viên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ do 02 trọng tài viên do các bên chọn thỏa thuận bầu lên hoặc nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ do tổ chức trọng tài chỉ định. Cách thức chỉ định trọng tài viên và thành lập Hội đồng trọng tài sẽ được tiến hành theo từng quy tắc tố tụng trọng tài cụ thể. Việc lựa chọn số lượng trọng tài viên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hình tranh chấp, tính chất phức tạp hay giá trị vụ tranh chấp, luật áp dụng về nội dung và tố tụng v.v. dẫn đến thời gian giải quyết tranh chấp và chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể khác nhau là điều mà các bên khi đàm phán, ký kết hợp đồng cần cân nhắc kỹ lưỡng.(xem thêm: tư vấn pháp luật đất đai)
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm