Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta gia đoạn 1954-1975

19/10/2024
Khổng Minh
Khổng Minh
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, tuy nhiên, đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Tình hình chính trị xã hội đặt sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn này thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà.

1- Luật Hôn nhân và gia đình giai đoạn miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội

Năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành, quan hệ sản xuất phong kiến - cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã bị xóa bỏ. Bước đầu, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu còn ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tình hình đó đòi hỏi cần phải xóa bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL đã hoàn thành vai trò lịch sử, tuy góp phần vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu nhưng không còn đáp ứng được tình hình phát triển cách mạng. “Việc ban hành một đạo luật mới Về hôn nhân và gia đình đã trở thành một đói hỏi cấp bách của toàn thể xã hội. Đó là một tất ỵếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” (Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 Về dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình - Công báo số 1 năm 1960). Việc xây dựng và ban hành một đạo luật mới Về hôn nhân và gia đình là một tất yếu khách quan, đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ; nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội mới một nửa (Hồ Chủ Tịch). Vào thời gian này, Bản Hiến pháp thứ hai (Hiến pháp năm 1959) của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Quốc hội khóa I, kì hợp thứ ly thông qua ngày 31/12/1959 và được Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 01/01/1960 theo sắc lệnh số 01-SL. Điều 24 Hiến pháp năm 1959 đã quy định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ Về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và gia đình, là cơ sở pháp lí cho việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sau các cuộc điều tra khảo sát tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình (được tiến hành từ năm 1951 đến năm 1958) ở ly vùng kinh tế khác nhau, lấy ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ sung của nhân dân; dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội khóa I, kì hợp thứ ly chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 13/01/1960 theo sắc lệnh số 02 -SL.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (còn gọi là Đạo luật số 13 Về hôn nhân và gia đình) là công cụ pháp lí của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Luật này dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình và nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Luật gồm 6 chương, 35 điều; quy định những vấn đề Về nguyên tắc chung; kết hôn; nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; ly hôn.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được Nhà nước ta ban hành đã khẳng định bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lí của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Là cơ sở mới để từng bước xây dựng ngành Luật Hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

2- Luật Hôn nhân và gia đình thời kỳ miền Nam  tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà

Sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới. Đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác biệt. Hệ thống các văn bản pháp lưật hôn nhân và gia đình do nhà nước tay sai phản động của ngụy quyền Sài Gòn ban hành bao gồm các văn bản:

+ Luật gia đình ngày 02/01/1959 (Luật số 01-59) dưới chế độ Ngô Đinh Diệm.

+ Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 Về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng.

+ Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

Các văn bản pháp luật này đều đã quy định bãi bỏ Về chế độ đa thê (nhiều vợ), song vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trong giá thú với con ngoài giá thú; quy định giải quyết ly hôn vẫn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng; đặc biệt, Luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình Diệm đã cấm vợ chồng không được ly hôn: “Đê khuyến khích và tán trợ sự thuần nhất của gia đình, nay cấm chỉ sự vợ chồng ruồng bỏ nhau và sự ly hôn ” (Điều 55)... Quy định này đã không thực hiện nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó không bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ, chồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta gia đoạn 1954 -1975 được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta gia đoạn 1954 -1975 có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail:  info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta gia đoạn 1954-1975

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17065 sec| 956.508 kb