Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta giai đoạn 1945 - 1954
1. Khái quát về Luật Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (từ năm 1945 đến năm 1954)
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đã bùng nổ trong toàn quốc. Vào thời gian này, do đặc điểm của cách mạng Việt Nam: Sau cách mạng, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại (chỉ hạn chế bóc lột phần nào) - là cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Mặt khác, việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu không phải dễ dàng, nhanh chóng, ngày một, ngày hai; hoặc cũng không thể chỉ thực hiện các văn bản pháp luật bằng mệnh lệnh, cưỡng bức. Đây chính là bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa. Việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tại từ lâu trong tiềm thức của nhân dân ta đòi hỏi phải kiên trì. Vì vậy, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Nhà nước ta chưa ban hành ngay một đạo luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình mà tiến hành phong trào “vận động đời sống mới”, nhằm vận động quần chúng nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Trong những năm đầu (1945 " 1950), Nhà nước ta quy định vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động (theo sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa).
Năm 1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ Về mọi mặt (Điều 9 Hiến pháp năm 1946). Đó là cơ sở pháp lí để đấu tranh xóa bỏ những hủ tục của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ và tiến bộ. Mặt khác, trước và sau cách mạng, trong thực tiễn của cuộc đấu tranh, các phong trào thanh niên, phụ nữ tham gia ngày càng đông đảo vào công việc xã hội, dần dần thoát khỏi những ràng buộc của chế độ đại gia đình phong kiến. Cũng trong thời gian này, cùng với việc thi hành chính sách ruộng đất, quyền bình đẳng giữa nam và nữ Về kinh tế đã được Nhà nước bảo đảm. Tình hình phát triển của xã hội Về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự trong quá trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến, cùng với sự phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ, đòi hỏi phải xóa bỏ một số chế định trong các bộ dân luật cũ Về các quan hệ hôn nhân và gia đình đang cản trở bước tiến của xã hội, đồng thời bằng pháp luật, Nhà nước ta cần phải quy định những nguyên tắc mới Về hôn nhân và gia đình cho phù hợp với thực tế. Năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình: Đó là sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước quy định Về vấn đề ly hôn.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
2. Một số Sắc lệnh có ảnh hưởng sâu sắc tới chế độ hôn nhân và gia đình thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
[a] Sắc lệnh số 97-SL
Nội dung của Sắc lệnh số 97-SL: sắc lệnh có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định Về hôn nhân và gia đình, các điều khác quy định Về một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. sắc lệnh đã quy định:
- Xóa bỏ việc cấm kết hôn trong thời kì có tang: “Trong thời lá tang chế vẫn có thể lẩy vợ, lấy chồng được” (Điều 3). Đồng thời Sắc lệnh cũng quy định cho phép người đàn bà sau khi ly dị chồng, có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị, nếu dẫn chứng được rằng mình không có thai hoặc đang có thai (Điều 4).
- Thực hiện nam nữ bình đẳng trong gia đình: Người đàn bà có chồng, có toàn năng lực thực hiện mọi hành vi dân sự, không cần phải được chồng cho phép như trước nữa (Điều 5, Điều 6).
- Xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con: Cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi (Điều 8).
- Bảo vệ quyền thừa kế của cha mẹ và các con trong gia đình: Trong lúc còn sinh thời, người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung (Điều ly).
- Cho phép người con hoang vô thừa nhận được quyền thưa trước Tòa án để truy nhận (xác định) cha hoặc mẹ của mình (Điều 9).
[b] Sắc lệnh số 159-SL
Nội dung Sắc lệnh số 159-SL: sắc lệnh gồm 9 điều chia thành 3 mục: Duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn.
- Sắc lệnh đã thực hiện nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó công nhận quyền tự do giá thú (kết hôn) và tự do ly hôn; xóa bỏ sự phân biệt không bình đẳng Về các duyên cớ ly hôn riêng cho vợ và chồng trong các Bộ dân luật cũ; đồng thời, quy định các duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng: Vợ, chồng có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình; một bên bị can án phạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được (Điều 2).
- Sắc lệnh quy định đơn giản thủ tục ly hôn: Theo Điều 3 của sắc lệnh đã quy định “vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn ” và khi xử việc ly hôn, Tòa án áp dụng thủ tục tố tụng thường như xử các việc hộ khác. Tuy nhiên, “trong trường hợp hai vợ chồng xin thuận tình ly hôn, nếu Tòa ản nhân dân huyện hay thị xã hòa giải không thành, và nếu sau đó một thảng, hai vợ chổng vân giữ ý kiến xin ly hôn thì Tòa án nhân dân huyện hay thị xã sẽ chỉnh thức công nhận sự ly hôn ” (Điều 4).
- Thực hiện nguyên tắc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi khi ly hôn: Trường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn đến sau kì sinh nở mới xử việc ly hôn (Điều 5).
- Bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn: “Tòa ản sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên đế ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dễ chủng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu ph1 tẩn Về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình ” (Điều 6).
- Thống nhất luật lệ Về ly hôn trong toàn quốc: Kể từ khi sắc lệnh này được công bố, các việc xét xử Về ly hôn trong phạm vi cả nước đều tuân theo những quy định trong sắc lệnh này.
Như vậy, việc ban hành và thực hiện sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL đã góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ thoát khỏi chế độ đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nội dung của hai sắc lệnh đã thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta giai đoạn 1945 - 1954 được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta giai đoạn 1945 - 1954 có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm