Luật sư nghiên cứu và đọc chi tiết hồ sơ vụ việc

08/07/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý những gì khi nghiên cứu, đọc chi tiết hồ sơ vụ việc và cách tóm lược vụ việc trong hồ sơ vụ án

Luật sư nghiên cứu và đọc chi tiết hồ sơ vụ việc, đọc chi tiết cần có định hướng và chọn lựa loại tài liệu nào sẽ ưu tiên đọc trước. Tương ứng với mỗi mục đích của người hành nghề luật đặt ra khi đọc chi tiết là các loại tài liệu cụ thể. Nếu người hành nghề luật muốn nắm bắt toàn bộ bối cảnh vụ việc thì cần lựa chọn những tài liệu có hàm chứa nhiều thông tin về vụ việc.

1- Luật sư nghiên cứu và đọc chi tiết hồ sơ vụ việc

Đọc chi tiết cần có định hướng và chọn lựa loại tài liệu nào sẽ ưu tiên đọc trước. Tương ứng với mỗi mục đích của người hành nghề luật đặt ra khi đọc chi tiết là các loại tài liệu cụ thể. Nếu người hành nghề luật muốn nắm bắt toàn bộ bối cảnh vụ việc thì cần lựa chọn những tài liệu có hàm chứa nhiều thông tin về vụ việc. Nếu muốn tập trung đọc những tài liệu quan trọng của vụ việc, vụ án, người hành nghề luật có thể lựa chọn những tài liệu ghi nhận trực tiếp, đầy đủ và nhiều nhất những thông tin đó. Dù tiếp cận theo phương thức nào, người hành nghề luật luôn phải đặt ra mục đích cụ thể cho quá trình đọc, mục đích đó sẽ hướng người đọc đến những tài liệu cung cấp nhiều nhất những thông tin trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết đến vụ việc, vụ án.

Sau khi đã xác định được thủ tục tài liệu ưu tiên đọc, người hành nghề luật cần thực hiện việc đọc chi tiết tài liệu. Kỹ thuật đọc nhanh, đọc hiệu quả cần được áp dụng trong giai đoạn này. Mục đích của giai đoạn này là đọc để nắm bắt những thông tin quan trọng trong vụ việc. Để đạt được mục đích này, trước hết chúng ta cần phải biết đâu là thông tìn quan trọng trong mỗi tài liệu

Thông tin quan trọng thường nằm ở những từ khóa. Thông thường trong một tài liệu chỉ có từ 15 20% tổng số tử là chứa đựng những thông tin Luật sự cần thu thập để nắm bắt được nội dung tài liệu. Một sự thật đáng kinh ngạc là từ 80-85% số tử còn lại là những từ không bao hàm thông tin hữu ích và thường là những từ nổi, ví dụ như “là”, “của “những”, “có”, với

Bên cạnh mục đích là nắm bắt được thông tin về vụ việc, trong giai đoạn này, người hành nghề luật cần cố gắng nhớ được hoặc chí ít hình dung và định hướng được thông tin chứa dụng trong mỗi tài liệu.

Việc đánh dấu thông tin là một cách để một lần nữa người hành nghề luật tương tác với thông tin và ghi chú giá trị của thông tin để sử dụng cho các lần tiếp theo. Chiếc bút chì và các dụng cụ sử dụng để đánh dấu tài liệu khác luôn cần có khi tiến hành hoạt động đọc. Việc đánh dấu tài liệu sẽ tiết kiệm thời gian mỗi khi người hành nghề luật sử dụng lại các tài liệu đã đọc và đánh dấu. Một số cách đánh dấu tài liệu sau sẽ giúp người hành nghề luật tiết kiệm được thời gian khi xử lý hồ sơ vụ việc, vụ án và nhớ về các thông tin, số liệu lâu hơn:

Gạch dưới những từ quan trọng; Gạch những đường kẻ dọc ở bên ngoài lề (để nhấn mạnh một câu nói đã được gạch dưới hoặc để chỉ một đoạn văn quá dài cần gạch dưới); Đánh dấu ngôi sao, hoa thị ở ngoài ghi thông tin, con số ngoài lề trang; số trang của những trang khác có nội dung liên quan ở ngoài lề (để chỉ những nơi khác trong hồ sơ có những điểm giống nhau hoặc những điểm có liên quan hoặc trái ngược với những điểm được đánh dấu); Khoanh tròn những từ khó hoặc cụm tử, viết ngoài là hoặc đầu, cuối trang (để ghi nhận những suy nghĩ, ý tưởng, lưu ý mà Luật sư phát hiện ra khi vừa đọc xong trang tài liệu); Dùng bút màu, giấy màu và các công cụ đánh dấu khác để tạo ra sự nổi bật, khác biệt trong phần tài liệu có thông tin quan trọng.

Cần lưu ý rằng, chỉ đánh dấu vào những tài liệu sao chép, không đánh dấu vào những tài liệu gốc hoặc tài liệu có thể phải hoàn trả cho khách hàng hoặc gửi cho các bên có liên quan, hồ sơ lưu theo quy định.

Những ghi chú vào tài liệu còn có ý nghĩa quan trọng giúp người hành nghề luật ghi nhận lại những ý tưởng vừa lóe sáng, những vấn đề cần tiếp tục khai thác, làm rõ, kết nối những mạch thông tin với nhau. Những ý tưởng có thể là những câu hỏi, nghi vẫn về những tình tiết, dữ kiện chưa rõ ràng hoặc còn bất cập trong tài liệu; lưu ý về việc cần thu thập thêm các tài liệu, thông tin để đảm bảo hiểu được về vụ việc một cách toàn diện. Có những ý nghĩ thoáng qua trong đầu khi nghiên cứu tài liệu, nếu chúng ta không nhanh chóng ghi nhận lại trong quá trình đọc tài liệu, rất có thể không còn cơ hội thứ hai để nhớ về điều đó. Tuy đây là những vấn đề nhỏ nhưng trong một số trường hợp lại giúp cho người hành nghề luật tìm được những hướng đi, gợi ý, ý tưởng giải quyết vụ việc.

2- Tóm lược vụ việc trong hồ sơ vụ án

Bước này thường chỉ thực hiện đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều mốc thời gian, nhiều tình tiết và vấn để pháp lý. Việc tóm lược hồ sơ vụ việc nhằm khái quát hóa toàn bộ bối cảnh vụ việc, giúp người thực hành thoát ly những tình tiết cụ thể. Một số cách thức tôm lược sau thường được sử dụng:

Tóm lược theo diễn biến sự việc; Mô hình hóa diễn biến vụ việc; Tóm lược theo vấn đề; Tóm lược theo sơ đồ tư duy.

Trong thực tế thực hành nghề Luật sư, việc giải quyết một vụ việc thường được thực hiện theo nhóm làm việc. Do đó, việc tóm lược vụ việc giúp các thành viên khác không được giao nhiệm vụ sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu sơ bộ và đọc chi tiết hoặc các thành viên vào sau dễ nắm bắt vụ việc hơn. Đối với các giao dịch phức tạp việc mô hình hóa, sơ đồ hóa bối cảnh tư vấn sẽ giúp dễ hình dung vụ việc và tìm giải pháp hơn. Việc tóm lược vụ việc, vụ án theo sơ đồ còn đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp về thừa kế và có nhiều hàng thừa kế và nhiều cá nhân được hướng thừa kế thế vị.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Luật sư nghiên cứu và đọc chi tiết hồ sơ vụ việc

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.61667 sec| 954.578 kb