Luật sư nghiên cứu và xử lý hồ sơ vụ việc
Nếu tiếp cận việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc là việc đọc tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc thì việc nghiên cứu sẽ luôn trở thành "gánh nặng, thách thức” với người hành nghề luật trong trường hợp vụ việc có số lượng tài liệu, chứng cứ nhiều.
Nhứng
1- Luật sư nghiên cứu và xử lý hồ sơ vụ việc
Tùy từng chức chính công việc, người hành nghề luật sẽ được tiếp cận và xử lý những loại hồ sơ vụ việc nhất định. Hồ sơ vụ việc gồm tập hợp các tài liệu, chứng cứ hàm chim các thông tin về vụ việc. Đó có thể là hồ sơ có vài trang giấy đến những hồ sơ có hàng ngàn trang tài liệu và với nhiều dạng tài liệu khác nhau. Nếu tiếp cận việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc là việc đọc tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc thì việc nghiên cứu sẽ luôn trở thành "gánh nặng, thách thức” với người hành nghề luật trong trường hợp vụ việc có số lượng tài liệu, chứng cứ nhiều. Để việc nghiên cứu hồ sơ có hiệu quả, thông thường cần thực hiện các công việc sau:
Đọc sơ bộ toàn bộ hồ sơ vụ việc: Mục đích của công việc này là kiểm tra xem hồ sơ vụ việc có bao nhiêu đầu văn bản, tài liệu. Mỗi văn bản, tài liệu này có nội dung chính gì, tính liên quan, tầm quan trọng như: thế nào trong việc giải quyết vấn đề. Vậy đọc sơ bộ như thế nào? Kỹ thuật về đọc sơ bộ, đọc lướt đã được nhiều chuyên gia viết thành những công trình nghiên cứu, những cuốn sách. Cuốn sách “Phương pháp đọc sách” của tác giả Mortimer JAdler & Charles Van Doren là cuốn sách hướng dẫn phương pháp đọc sách nói chung rất hiệu quả. Đọc sơ bộ là đọc những thông tin sau:
Tên tiêu để của tài liệu; Thông tin về địa danh, ngày, tháng, năm để xác định thời điểm ký kết, phát hành, giao nhận tài liệu; Thông tin về thời điểm tài liệu phát sinh hiệu lực. Không phải tất cả tài liệu đều phát sinh từ thời điểm ký. Có những tài liệu phát sinh khi những sự kiện nhất định phát sinh theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật; Thông tin về chủ thể (chủ thế kỷ phát hành, chủ thể tham gia (các bên trong hợp đồng, thỏa thuận), chủ thể tiếp nhận, các chủ thể có liên quan); Trích yếu của tài liệu hoặc phần dẫn nhập của tài liệu. Phần này thường ghi lại khái quát, có đọng nhất nội dung của văn bản. Phần trích yếu giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung chính của tài liệu.
2- Mục lục, cấu trúc nội dung của tài liệu
Đối với những tài liệu như dự án, kế hoạch, hợp đồng, quy chế, nội quy, sách, tạp chí... có số lượng trang lớn thì việc đọc mục lục giúp người hành nghề luật nắm được bố cục của văn bản đó, sử dụng thông tin từ mục lục giống như việc sử dụng bản đồ chỉ đường trước khi đi xa; Trong trường hợp tài liệu không có mục lục thì cần đọc lướt qua tiêu đề của các đề mục lớn có trong tài liệu để hình dung cấu trúc nội dung của tài liệu; Thông tin về chủ thể kỷ và việc đóng dầu vào tài liệu; Thông tin về nơi nhận, số trang của tài liệu và các tài liệu đính kèm, phụ lục (nếu có).
Lập hồ sơ, tài liệu: Tùy từng vị trí công việc của người hành nghề luật trong một tổ chức, người hành nghề luật có thể phải thực hiện công việc này. Công việc sắp xếp, đánh dấu bút lục hồ sơ tại Tòa ăn do Thư ký Tòa án thực hiện. Tại các hãng luật lớn thì các Luật sư thường có đội ngũ trợ lý Luật sư thực hiện công việc này. Luật sư mới vào nghề cũng có thể được giao công việc sắp xếp hồ sơ vụ việc và trong nhiều trường hợp có những Luật sư muốn tự mình làm công việc này để tiện cho việc sử dụng hồ sơ về sau. Việc sắp xếp tạo mục lục và đóng hồ sơ vụ việc rất cần thiết trong những vụ việc phức tạp, có nhiều tài liệu và dạng tài liệu. Người hành nghề luật không chỉ sử dụng những tài liệu đó một lần mà phải sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xử lý vụ việc. Sẽ là rất bất tiện nếu mỗi lần cần đến tài liệu gì Luật sư phải nhiều thời gian lật tìm cả tập hồ sơ để tìm được tài liệu. Tập tài liệu với mục lục và các tài liệu được đánh số, phân nhóm cụ thể không những tạo thuận lợi cho quá trình hành nghề của người hành nghề luật mà còn thể hiện sự khoa học, chuyên nghiệp trong việc quản lý và sử dụng hồ sơ.
Có một số phương thức điển hình sau được sử dụng để sắp xếp hồ sơ, tài liệu trong thực tế thực hành nghề luật của Luật sư: sắp xếp theo diễn biến ngược hoặc diễn biến xuôi của sự việc; sắp xếp theo phân nhóm tài liệu (Ví dụ như: nhóm tài liệu liên quan đến quá trình trước khi ký kết hợp đồng; nhóm tài liệu về quá trình thực hiện; nhóm tài liệu liên quan đến những vấn đề tranh chấp giữa các bên); sắp xếp theo tầm quan trọng của tài liệu; sắp xếp theo dự kiến về tần xuất sử dụng từng loại hoặc phân nhóm tài liệu. Việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu phải gắn liền với việc đánh số lập mục lục và/hoặc việc chia nhóm hỗ sơ, tài liệu với những tở giấy màu giúp việc sử dụng hồ sơ được nhanh chóng và thuận tiện.
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm