Đạo đức và ứng xử của Luật sư trong quan hệ với người tiến hành tố tụng

"Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc".

Trích: Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Đạo đức và ứng xử của Luật sư trong quan hệ với người tiến hành tố tụng

Quan hệ giữa luật sư và người tiến hành tố tụng như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên,,, là quan hệ giữa những người thực thi, làm công tác pháp luật trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp. Quan hệ giữa luật sư với người tiến hành tố tụng là quan hệ bình đẳng, tôn trọng vì công lý. 

Quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng còn là quan hệ phụ thuộc và hỗ tương nhau. Hoạt động luật sư là hoạt động bổ trợ tư pháp - điều này có ý nghĩa rằng, hoạt động tư pháp cần phải có sự liên kết, mang yếu tố phụ thuộc, phải được sự hỗ trợ từ nhiều phía. Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể thiếu sự bổ trợ tư pháp từ luật sư.

Liên hệ

I- QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2019 đã dành Chương IV và Chương V, với 05 Quy tắc, để quy định những chuẩn mực Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp trong quan hệ giữa Luật sư với Cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân khác.

[1] Quy tắc 26 - Quy tắc chung khi tham gia tố tụng

- Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà Luật sư tiếp xúc khi hành nghề; chủ động, tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Khi cần trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng, những người hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, Luật sư phải giữ tính độc lập của nghề nghiệp Luật sư để góp phần vào việc bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

[2] Quy tắc 27 - Ứng xử tại phiên tòa

- Luật sư phải chấp hành nội quy phiên tòa, nội quy phòng xử án, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa và hội đồng xét xử; tôn trọng người tiến hành tố tụng, Luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác; có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng tại phiên tòa; có thiện chí, hợp tác khi giải quyết các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến trật tự hoặc tiến trình giải quyết vụ việc tại phiên tòa.

- Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Luật sư phải tôn trọng sự thật khách quan, đưa ra những tài liệu, chứng cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.

- Trước những hành vi sai trái, thái độ thiếu tôn trọng Luật sư hay khách hàng của Luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng, Luật sư luôn giữ bình tĩnh và thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ, đúng pháp luật.

[3] Quy tắc 28 - Những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

- Phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc mà mình đảm nhận hoặc không đảm nhận nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

- Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng.

- Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

[4] Quy tắc 29 - Ứng xử của Luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác

- Khi tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhà nước khác với tư cách đại diện ngoài tố tụng, Luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, Luật sư phải tuân thủ quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan nhà nước và quy định phù hợp của Chương IV Bộ Quy tắc này.

- Trong quan hệ với cơ quan nhà nước khác để thực hiện công việc cho khách hàng, Luật sư cần có thái độ lịch sự, tôn trọng, kiên quyết từ chối những hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật, trái đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

- Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo; khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nước, người dân và ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.

[5] Quy tắc 30 - Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác

- Khi tiếp xúc, làm việc với các tổ chức, cá nhân khác, Luật sư có thái độ ứng xử đúng mực, không được có lời nói, việc làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đó.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

II- LƯU Ý VỀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Thứ nhất, quan hệ giữa Luật sư và người tiến hành tố tụng là quan hệ giữa những đồng nghiệp trong công tác pháp luật.

Luật sư và cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên,... là những đồng nghiệp - đều là những luật gia, người thực thi, làm công tác pháp luật trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp. 

Thứ hai, quan hệ giữa Luật sư với người tiến hành tố tụng là quan hệ bình đẳng, tôn trọng vì công lý. 

Khi nhắc đến hoạt động của Luật sư trong mối quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chúng ta hay nhắc đến sự độc lập của người Luật sư, nghề Luật sư cũng như sự độc lập của chính cơ quan tiến hành tố tụng với nhau. Đây là nguyên tắc Hiến định và được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, cùng quy định của mỗi ngành. Thái độ tôn trọng lẫn nhau giữa những đồng nghiệp giúp cho mỗi người ý thức trách nhiệm hơn trước công việc và nâng cao lòng tự trọng, làm cho tính tôn nghiêm pháp lý được đề cao, mẫu mực cho công chúng noi theo, làm tấm gương trong việc tuyên truyền pháp luật.

Trong hoạt động nghề nghiệp, giữa các cơ quan và cá nhân không tránh khỏi có những lúc có ý kiến bất đồng, mâu thuẫn - đây là điều tất yếu trong công cuộc tìm ra chân lý. Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự bất đồng về quan điểm pháp lý.

Thứ ba, quan hệ giữa Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng còn là quan hệ phụ thuộc và hỗ tương nhau.

Hoạt động Luật sư là hoạt động bổ trợ tư pháp - điều này đã hàm ý rằng hoạt động cần phải có sự liên kết, mang yếu tố phụ thuộc, phải được sự hỗ trợ từ nhiều phía. Ngược lại, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể thiếu sự bổ trợ tư pháp từ Luật sư.

Sự có mặt của Luật sư không chỉ do yêu cầu của đương sự mà trong nhiều trường hợp là do sự trưng cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát, cơ quan điều tra,... Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của Luật sư là bắt buộc, không thể thiếu. Nếu thiếu vắng Luật sư thì hoạt động tố tụng sẽ bị đình trệ, gián đoạn, không tiến hành được.

Đối với Luật sư, để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, Luật sư khi tác nghiệp cũng cần hợp tác, phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong khuôn khổ pháp luật, thay vì lựa chọn cách ứng xử đối đầu, đối lập. Bằng lý lẽ, khoa học, quy định của pháp luật người Luật sư đưa ra và buộc các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải thực thi. Vì đó là pháp luật chứ đó không phải là ý kiến cá nhân của Luật sư, người Luật sư khi đó chuyền đạt tinh thần, quy định của pháp  luật đến cơ quan công quyền dưới lăng kính và góc nhìn của Luật sư.

Trong mối quan hệ của Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng thì mối quan hệ giữa Luật sư với tòa án và thẩm phán là thường xuyên và có vị trí quan trọng. Với tư cách là một người bảo vệ công lý thì Luật sư phải cân bằng quyền lợi của khách hàng và tính nghiêm minh của pháp luật. Việc hình thành các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong mối quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá vị thế, vai trò và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp Luật sư.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Luật sư và Đạo đức nghề Luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Đạo đức và ứng xử của Luật sư trong quan hệ với người tiến hành tố tụng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.97239 sec| 1105.305 kb