20 Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân

25/08/2024
Đỗ Thị Hải Linh
Đỗ Thị Hải Linh
Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc người lao động (cá nhân) giao cho tổ chức, doanh nghiệp nơi họ đang làm việc thực hiện việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho mình. Việc này thường áp dụng đối với những cá nhân có thu nhập từ một nguồn duy nhất tại một tổ chức trong năm tài chính.

1- Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc người lao động (cá nhân) giao cho tổ chức, doanh nghiệp nơi họ đang làm việc thực hiện việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho mình. Việc này thường áp dụng đối với những cá nhân có thu nhập từ một nguồn duy nhất tại một tổ chức trong năm tài chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- 20 Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân 

(i) Điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp (kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch).

- Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân vẫn đang làm việc tại doanh nghiệp đó đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai.

- Cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do: Tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

- Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thuế thu nhập cá nhân phải có mã số thuế cá nhân. (Nếu không có mã số thuế thì Lập Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên phần mềm HTKK sẽ không kết xuất được).

- Tổ chức trả thu nhập chỉ thực hiện nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức trả thu nhập, trừ trường hợp các doanh nghiệp trong năm có chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và trường hợp người lao động điều chuyển giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con, Trụ sở chính và chi nhánh.

- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

- Cá nhân ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay phải theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

- Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.

- Năm nào cũng phải làm Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

(ii) Đã ủy quyền quyết toán thì lưu ý phải tích vào chỗ ủy quyền trong phụ lục mẫu 05-1bk (Lưu ý đối với người lao động ủy quyền bạn phải in giấy ủy quyền để họ ký).

(iii) Ủy quyền thì giảm trừ bản thân trọn 12 tháng (11 triệu đồng/tháng).

(iv) Nếu làm 2 nơi cùng 1 lúc (một thời điểm) thì giảm trừ cá nhân được 1 nơi: nên chọn nơi có thu nhập cao hơn đề giảm trừ.

(v) Người phụ thuộc thì giảm trừ theo số tháng kể từ phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Mức giảm từ 4,4 triệu/tháng.

(vi) Đăng ký hồ sơ người phụ thuộc đầy đủ và đúng hạn. Lưu ý đặc biệt trong năm có người lao động mới vào làm tại công ty, nếu họ có người phụ thuộc thì phải đăng ký lại như lần đầu.

(vii) Nếu cá nhân tự đi quyết toán thì yêu cầu các doanh nghiệp đã khấu trừ thuế mình cung cấp chứng từ khấu trừ thuế để sau này được bù trừ số phải nộp hoặc hoàn.

(viii) Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động.

(ix) Nếu khi quyết toán thuế theo diện ủy quyền mà số thuế tính ra khi quyết toán nhỏ hơn số đã khấu trừ thì được giảm trừ lần nộp sau hoặc được hoàn nếu có yêu cầu.

(x) Mẫu biểu kê khai phụ lục khi quyết toán:

- Nếu làm từ 3 tháng trở lên thì kê vào 05-1BK (giả sử ký hợp đồng dưới 3 tháng nhưng ký nhiều lần dẫn tới làm trên 3 tháng ⇒ kê vào mẫu 01, tham khảo CV 9611/CT-TTHT của TP HCM).

- Nếu cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký nhưng dưới 3 tháng thì kê vào mẫu 02 kể cả mức thu nhập thấp hơn 2 triệu.

(xi) Nếu cá nhân có một khoản thu nhập vãng lai nơi khác mà chưa khấu trừ 10% (dù thu nhập dưới 2 triệu) thì cũng không thuộc diện được ủy quyền quyết toán.

(xii) Quyết toán thuế theo số tiền thực nhận chứ không phải theo số hạch toán chi phí (ví dụ lương tháng 12/2020 mà chỉ trong tháng 1/2021 thì phần đó quyết toán cho năm 2021).

(xiii) Về vấn đề làm cam kết thu nhập thì nên lưu ý điều kiện làm cam kết là duy nhất thụ nhập thuộc diện bị khấu trừ 10% đã nêu chứ không phải thu nhận duy nhất 1 nơi.

(xiv) Tiền ăn ca vượt 730.000 đồng/tháng thì khoản tiền vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế (phần tiền vượt sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân).

(xv) Không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân vẫn phải làm tờ khai tạm tính.

(xvi) Thuế thu nhập cá nhân kê khai tạm tính theo tháng hay theo quý mình cứ theo thuế giá trị gia tăng. Nếu thuế thuế giá trị gia tăng kê khai theo tháng thì thuế thu nhập cá nhân kê khai theo tháng, nếu thuế thuế giá trị gia tăng kê khai theo quý thì thuế thu nhập cá nhân kê khai theo tháng hoặc quý.

(xvii) Nếu cho lương thực nhận (Net) thì cần phải xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi và tính ngược lên để xác định thu nhập tính thuế. Từ đó xác định số thuế thu nhập cá nhân.

(xviii) Không phải trường hợp nào không thuộc diện ủy quyền quyết toán cũng phải tự đi quyết toán.

(xix) Nếu cá nhân cư trú thì xác định thuế thu nhập cá nhân từ tiền công phạm vĩ toàn cầu, cá nhân không cư trú chỉ xác định đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

(xx) Nếu cá nhân không cư trú thì cứ khấu trừ 20% trên tổng thu nhập mà công ty chỉ cho họ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết 20 Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết 20 Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về 20 Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.56506 sec| 960.172 kb