Mất giấy tờ cầm đồ có chuộc tài sản đã cầm cố được không?

02/04/2023
Trương Hoàng Hà
Trương Hoàng Hà
Do giao dịch giữa anh (chị) và người nhận cầm cố được ký kết dưới hình thức văn bản giữa các bên nên khi anh (chị) mất giấy tờ trên thì anh (chị) có thể thỏa thuận với người nhận cầm cố . Nếu họ không đồng ý thì anh (chị) có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa.

1- Câu hỏi:

Tôi có cầm 1 điện thoại di động với giá 200.000đ , tiệm cầm đồ đã đưa tôi 1 tờ giấy, có mộc của họ.Nhưng vài ngày sau trong lúc xếp hàng mua thuốc ở bệnh viện, tôi bị móc túi và mất luôn tờ giấy cầm đồ trong bóp. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu giờ tôi muốn chuộc lại điện thoại được không? Bằng cách nào ạ? (Hữu Thành -Bắc Giang)

2- Câu trả lời của Everest:

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản

"Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.”

Điều 340. Trả lại tài sản cầm cố

"Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật này thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.”

Như vậy trong trường hợp này thì do giao dịch giữa anh (chị) và người nhận cầm cố được ký kết dưới hình thức văn bản giữa các bên nên khi anh (chị) mất giấy tờ trên thì anh (chị) có thể thỏa thuận với người nhận cầm cố. Nếu họ không đồng ý thì anh (chị) có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa kèm theo chứng cứ kiên quan tới giao dịch trên.

3- Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự năm 2015, nội dung chi tiết như sau:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Như vậy, cầm cố tài sản là một giao dịch dân sự, theo đó bên cầm cố là bên có nghĩa vụ hoặc là người thứ ba, phải giao cho bên nhận cầm cố là bên có quyền một hoặc một số tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.

4- Hiệu lực của cầm cố tài sản

(i) Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

(ii) Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố tài sản được tính từ thời điểm bên cầm cố nhận tài sản cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

5- Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

[1] Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản được quy định trong Điều 311, 312 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

(i) Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

(ii) Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

(iii) Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

[2] Quyền của bên cầm cố tài sản

(i) Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

(ii) Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

(iii) Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

(iv) Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

6- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

[1] Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được quy định trong Điều 313, 314 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: 

(i) Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

(ii) Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

(iii) Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(iv) Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

[2] Quyền của bên nhận cầm cố

(i). Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

(ii) Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

(iii) Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

(v) Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

7- Chấm dứt cầm cố tài sản

Việc chấm dứt cầm cố tài sản được quy định trong Điều 315 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

(i) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

(ii) Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

(iii) Tài sản cầm cố đã được xử lý;

(iv) Theo thoả thuận của các bên.

Khi đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền xử lí tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản lợi ích mà bên kia không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.

Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn..."

0 bình luận, đánh giá về Mất giấy tờ cầm đồ có chuộc tài sản đã cầm cố được không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.76612 sec| 974.859 kb