Mô hình tổ chức có ban kiểm sát trong Công ty Cổ phần

17/12/2024
Nguyễn Phú An
Theo mô hình này thì cơ cấu tổ chức quản lí CTCP được quy định như sau: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty, ban kiểm sát công ty.

1- Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, họ là những người sở hữu công ty. Chức năng của đại hội đồng cổ đông là ra các quyết nghị liên quan đến những vấn đề lớn quan trọng nhất trong công ty, như: Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Thông qua định hướng phát triển công ty; Quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần từng loại; quyết định việc phân chia lợi nhuận; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, Kiểm soát viên. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; Quyết định việc tổ chức lại, giải thể công ty... Đó là những vấn đề quyết định tới sự tồn tại, phát triển của công ty.

Quyền lực của đại hội đồng cổ đông được thực hiện thông qua các cuộc họp và bàng việc ra các quyết nghị. Thông thường, đại hội đồng họp mỗi năm một lần và cũng có thể họp bất thường. Với tính chất và tầm quan trọng của cuộc họp đại hội đồng cổ đông như vậy, nên pháp luật quy định rất cụ thể về thẩm quyền triệu tập họp; Những người có quyền dự họp; Chương tành, nội dung cuộc họp; Điều kiện tiến hành cuộc họp; Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp; Hình thức thông qua nghị quyết của đại hội đồng cổ đông; Điều kiện để nghị quyết được thông qua; Biên bản họp đại hội đồng cổ đông; Hiệu lực các ' nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

Xem thêm:  Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Để Hội đồng quản trị thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách năng động, sáng tạo đáp ứng kịp thời các tín hiệu của thị trường, đồng thời tránh được sự lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, pháp luật phải quy định giới hạn quyền của Hội đồng quản trị, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Hội đồng quảh trị, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Pháp luật Việt Nam cũng như các nước trên thế giới khi thiết lập cơ chế quản trị CTCP đều tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:

Quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, nội dung này giải quyết những vấn đề như: số lượng thành viên; tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị, nhiệm kì của Hội đồng quản trị.

Quy định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ theo từng lĩnh vực quản lí kinh doanh của công ty như: kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm; vấn đề liên quan đến tài chính của công ty; phương hướng đầu tư, phát triển thị trường; những vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự của hội đồng, chẳng hạn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lí quan trọng khác trong công ty. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lí khác trong việc điều hành quản lí công ty...

Quy định về Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch là người đứng đầu Hội đồng quản trị, là người điều hành đảm bảo cho, Hội đồng quản trị được vận hành có hiệu quả cao nhất nhằm đem lại lợi ích cho công ty, cổ đông cũng như những người có quan hệ với công ty. Trong đó, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, mối quan hệ giữa Chủ tịch với Hội đồng quản trị.

Quy định về cuộc họp của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, vì vậy mọi quyết nghị của Hội đồng quản trị được bàn thảo, bỏ phiếu thông qua tại phiên họp. Do đó, pháp luật phải quy định về cuộc họp của Hội đồng quản trị trên những vấn đề chủ yếu như: Lịch họp, quyền triệu tập phiên họp, điều kiện tiến hành phiên họp; cách thức biểu quyết thông qua các quyết định; biên bản cuộc họp của Hội đồng quản trị...

Quy định về quyền được cung cấp thông tin, về thể thức miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

Xem thêm:  Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty

Giám đốc, Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và có thể họ còn là người đại diện theo pháp luật của công ty và vì vậy, đây là nhân vật rất quan trọng trong hệ thống quản trị công ty. Do đó, pháp luật phải làm rõ mối quan hệ pháp luật giữa Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với Hội đồng quản trị, theo đó pháp luật quy định tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, nhiệm kì của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, và đặc biệt là phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo từng lĩnh vực hoạt động của công ty. Như quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ công ty; Quyết định vấn đề nhân sự quản lí trong công ty (trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị)

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Ban kiểm soát công ty

Ban kiểm soát là một định chế trong hệ thống quản tri CTCP do Đại hội đồng cổ đông thành lập. Như đã trình bày, xuất phát từ thuộc tính vốn có của CTCP là công ty đối vốn, số lượng các thành viên thường rất đông, họ không trực tiếp quản lí công ty. Mọi hoạt động của công ty đều do Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông phải có một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lí, điều hành công ty.

Trong cơ cấu tổ chức của CTCP như đã phân tích, các cơ quan quản lí có sự phân chia quyền lực và chế ước lẫn nhau nhằm đảm bảo cho quá trình quản lí công ty được dân chủ, công bằng và hiệu quả. Với vị trí, vai trò quan họng trong cơ cấu quyền lực của công ty, Ban kiểm soát được pháp luật xác định địa vị pháp lí một cách rõ ràng, trong đó quy định những vấn đề chủ yếu sau:

Quy định về cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn, điều kiện của kiểm soát viên, nhiệm kì của kiểm soát viên. Luật Doanh nghiệp quy định CTCP có 11 cổ đông trở lên phải có Ban kiểm soát, Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên, kiểm sát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện do luật định.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, đây là vấn đề quan trọng thể hiện địa vị pháp lí của Ban kiểm soát. Chức năng quan trọng nhất của Ban kiểm soát là thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lí và điều hành công ty. Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát là rất rộng, bao trùm toàn bộ hoạt động của công ty trong việc thực hiện pháp luật cũng như Điều lệ công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Về cung cấp thông tin cho Ban kiểm soát, để phục vụ cho hoạt động của Ban kiẻm soát, pháp luật quy định Ban kiểm soát có quyền được cung cấp thông tin. Quyền này không đơn giản là được nghe báo cáo (bằng miệng hoặc văn bản) về hoạt động của công ty, mà nếu cần, kiểm sát viên có quyền được tiếp cận các hồ sơ, tài liệu lưu giữ tại công ty, có quyền đến các địa điểm làm việc của người quản lí và nhân viên của công ty để tiếp cận thông tin. Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lí khác phải cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lí, điều hành và hoạt động của công ty theo yêu cầu của thành viên Ban kiểm soát hoặc Ban kiểm soát.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Mô hình tổ chức có ban kiểm sát trong Công ty Cổ phần được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Mô hình tổ chức có ban kiểm sát trong Công ty Cổ phần có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Mô hình tổ chức có ban kiểm sát trong Công ty Cổ phần

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.14065 sec| 843.313 kb