Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm. Điều quan trọng, chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ".
- Peter Ferdinand Druckeri
Mô hình Quản lý Nhân sự của Michigan (Michigan's Human Resource Management Model, Michigan's HRM Model) là một trong những Mô hình Quản trị nhân sự nổi tiếng, được phát triển tại Đại học Michigan (Mỹ) từ những năm 1980.
Mô hình Quản lý Nhân sự của Michigan thực hiện 04 bước cơ bản: Tuyển dụng, Đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc, Định mức lương tương ứng với hiệu suất làm việc, Phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Mô hình Quản lý Nhân sự của Michigan dùng hiệu suất công việc của nhân viên làm thước đo, chế độ thưởng để đánh giá thành quả lao động. Tuy nhiên, Mô hình Quản lý Nhân sự của Michigan có điểm yếu, đó là công tác quản trị sẽ trở nên khá thụ động và tầm nhìn phát triển của doanh nghiệp chưa được thực sự quan tâm đúng mức.
Mô hình Quản lý Nhân sự của Michigan được xây dựng bởi Devanna Fombrun, Tychi ở Đại học Michigan (Hoa Kỳ) vào năm 1984. Mô hình này được biết đến với đặt trọng tâm chiến lược hướng tới phát triền nhân sự và chiến lược của tổ chức.
Đặc biệt, Mô hình Quản lý Nhân sự của Michigan là lấy hiệu quả công việc làm thức đo, tập trung khai thác sự gắn kết giữa các hoạt động nhân sự với cấu trúc, sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược kinh doanh của tổ chức. Bốn (04) bước cơ bản trong quy trình nhân sự:
Tuyển dụng: Sàng lọc và tuyển chọn những người có khả năng thực hiện công việc thông qua các cuộc xét tuyển sao cho phù hợp với yêu cầu cũng như cấu trúc công việc.
Hiệu suất và đánh giá: Hiệu quả công việc của nhân viên sẽ được ghi nhận và kiểm nghiệm trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Định mức lương: Chế độ lương thưởng của nhân viên gắn liền với hiệu suất làm việc đạt được. Hiệu suất làm việc sẽ là cơ sở để quyết định mức lương, khen thưởng cũng như cơ hội phát triển trong tương lai.
Phát triển nâng cao nhân lực: Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này thông qua các khóa đào tạo, các chương trình bồi dưỡng. Từ đó có thể đưa ra định hướng những kỹ năng phù hợp cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest
II- ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ MICHIGAN
1- Ưu điểm của mô hình quản lý nhân sự Michigan
Dễ dàng áp dụng rộng rãi, phù hợp với các công ty mang tính chất thị trường.
Tập trung trọng điểm vào kết quả làm việc của cá nhân và tập thể.
Người lao động có thể chủ động thay đổi môi trường nếu cảm thấy không phù hợp.
Đưa ra quyết định nhanh chóng: Chỉ có quản lý cấp cao mới được đưa ra quyết định, nhân sự không được phép tham gia vào quá trình này.
2-Hạn chế của mô hình quản lý nhân sự Michigan
Mô hình Michigan vẫn đang dừng lại ở mức cơ bản.
Chỉ phù hợp để áp dụng với chức vụ quản lý trở lên.
Công tác quản lý thiếu linh hoạt, còn thụ động khi chủ yếu chỉ tiến hành thông qua các báo cáo của người phụ trách
Tầm nhìn của tổ chức chưa được chú trọng và đi sâu.
Tuyển dụng vẫn còn mặt hạn chế khi chỉ dựa trên khả năng làm được việc của ứng viên.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, Điều phối Marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm