Một số tội phạm xâm phạm tính mạng cụ thể
Nội dung bài viết
- 1- Tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự)
- 2- Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự)
- 3- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự)
- 4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 Bộ luật hình sự)
1- Tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự)
Điều 123 Bộ luật hình sự quy định tội giết người nhưng không mô tả các dấu hiệu của tội danh này. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thể định nghĩa tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
a) Dấu hiệu pháp lí
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm:
Điều luật không mô tả hành vi khách quan của tội phạm mà chỉ nhắc lại tội danh “giết người” nhưng từ định nghĩa được thực tiễn thừa nhận nêu trên có thể hiểu, hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Đó là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như hành động bắn, đâm, chém... Hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hành động. Đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó. Không hành động của họ trong những trường hợp này cũng có khả năng gây ra cái chết cho con người. Ví dụ: Không hành động của người mẹ (không cho con mình ăn, uống).
Đối tượng tác động của hành vi tước đoạt tính mạng trong tội giết người là người khác và người đó phải là người đang sống. Thời điểm bắt đầu của người đang sống được tính từ thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt.
Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người. Những hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng ỉchông phải là hành vĩ khách quan của tội giết người.
Trong thực tiễn xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng người khác do được nạn nhân yêu cầu. Động cơ của những hành vi này có thể khác nhau. Trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo. Ví dụ: Tước đoạt tính mạng người bị mắc bệnh hiểm nghèo nhằm tránh đau khổ kéo dài cho họ... Theo luật hình sự Việt Nam, những trường hợp này vẫn bị coi là trái pháp luật.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
Hậu quả của tội phạm được xác định là là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi lỗi của chủ thể là cố ý gián tiếp và hậu quả thương tích đã xảy ra đủ cấu thành tội phạm này).
- Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người:
Theo nguyên tắc chung, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người (hoàn thành).
Như vậy, việc xác định mối quan hệ nhân quả là điều kiện cần thiết để có thể buộc người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người đã xảy ra. Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó. Trong nhiều trường hợp, việc xác định này rất phức tạp, đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám định pháp y.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
- Dấu hiệu lỗi của chủ thể:
Lỗi của người phạm tội được xác định trong cấu thành tội phạm là lỗi cố ý vì “giết người” đã bao hàm lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Trong trường hợp có lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên xảy ra) nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra).
Ở đây cần chú ý: Chỉ có thể có lỗi cố ý gián tiếp nếu người phạm' tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra. Nếu đã thấy trước hậu quả chết người tất nhiên xảy ra thì chỉ có thể là cố ý trực tiếp.
Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra. Cụ thể:
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người, phạm tội phải chiu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt;
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu thương tích xảy ra thoả mãn đòi hỏi của cấu thành tội phạm tội này) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt).
Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, việc xác định lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp không đơn giản mà trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp. Việc xác định lỗi còn đặc biệt phức tạp hơn trong những trường hợp phải xác định lỗi của chủ thể là lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô ý quá tự tin đối với hậu quả chết người.
- Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội
Mục đích, động cơ phạm tội không được mô tả trong cấu thành tội phạm (cơ bản) của tội giết người. Trong khi trong thực tế, hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác có thể được thực hiện với các mục đích cũng như các động cơ khác nhau. Do vậy, cần chú ý: Hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác vì mục đích nhất định hoặc do động cơ nhất định có thể cấu thành tội phạm khác mà không cấu thành tội giết người.
b) Hình phạt
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Giết 02 người trở lên: Đây là trường hợp giết người có nhiều nạn nhân, không phụ thuộc chủ thể có một hoặc nhiều hành vi giết người khác nhau.
- Giết người dưới 16 tuổi: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi, thuộc đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt.
- Giết phụ nữ mà biết là có thai: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là người đang mang thai và khi thực hiện hành vi giết người, chủ thể cũng biết rõ điều này. Đây được coi là trường hợp giết người tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn xâm phạm đến sự sống trong tương lai của đứa con.
Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Giết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ. Giết người vì lí do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ của hành vi giết người gẳn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân: Giết nạn nhân dể không cho nạn nhân thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ. Công vụ ở đây được hiểu là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quản lý hành chính, tổ tụng và thi hành án”.
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội. Trong mối quan hệ đặc biệt này, người phạm tội là người phải biết ơn và kính trọng nạn nhân. Với hành vi phạm tội của mình, người phạm tội trong trường hợp này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo lý.
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm tội sâu sắc. Điều này không chỉ làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội giết người mà còn phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội.
- (Giết người) để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Đây là trường hợp giết người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là việc thực hiện tội phạm khác hoặc việc che giấu tội phạm khác.
- (Giết người) để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Đây là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi, mua bán. Động cơ phạm tội trong trường hợp này được xem như loại động cơ đê hèn, thể hiện tính ích kỷ cá nhân cao độ trong việc đánh đổi tính mạng người khác cho việc thoả mãn nhu cầu cá nhân...
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Đây là trường hợp giết người một cách đặc biệt tàn ác, dã man làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết (giết bằng cách hành hạ, tra tân cho den chet.o.) hoặc gây ra sự rùng rợn cho người khác (chặt rời chân tay, khoét mắt nạn nhân...).
- (Giết người) bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường hợp' giết người mà người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết người.
- (Giết người) bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người (trong hoàn cảnh cụ thể). Ví dụ: Dùng chất nổ giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng với những người khác... Tinh tiết này chỉ đòi hỏi công cụ, phương tiện hay thủ đoạn đã sử dụng đặt trong điều kiện cụ thể có khả năng làm chết nhiều người mà không đòi hỏi thực sự đã gây ra hậu quả chết nhiều người.
- Thuê giết người hoặc giết người thuê: Thuê giết người là trường hợp dùng lợi ích vật chất sai khiến người khác thực hiện hành vi giết người theo ý muốn của mình, biến họ thành “công cụ” giết người trong tay mình. Ngược lại, giết người thuê là trường hợp giết người chỉ vì động cơ kiếm tiền hay lợi ích vật chất khác. Đây cũng là một dạng của động cơ đê hèn.
- (Giết người) có tính chất côn đồ: Đây là trường hợp giết người mà tất cả những tình tiết của vụ án thể hiện người phạm có tính hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt.
(Giết người) có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm giết người mà giữa các chủ thể có sự câu kết chặt chẽ với nhau.
Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trá từ 01 năm đến 05 năm.
Khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội là phạt tù tù 01 năm đến 5 năm.
2- Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự)
Điều 124 Bộ luật hình sự quy định hai trường hợp phạm tội và cũng có thể được coi là hai tội danh. Đó là tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ. Tuy nhiên, về kỹ thuật lập pháp, Điều 124 Bộ luật hình sự không được xây dựng theo cách quy định hai tội danh tại cùng điều luật như một số điều luật khác trong đó có Điều 337 Bộ luật hình sự (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước). Với cách quy định, đang thể hiện, người đọc có thể hiểu Điều 124 không phải quy định 2 tội danh như Điều 337 mà chỉ quy định 2 dạng hành vi phạm tội. Trong khi đó, xét về tính chất, giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ là khác nhau nên cần được quy định thành 2 tội danh khác nhau. Nếu muốn như vậy cần diễn đạt: Điều 124. Tội giết con mới đẻ; tội vứt bỏ con mới đẻ. Trong đó:
- Giết con mới đẻ được quy định là trường hợp “người mẹ ... do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi... ”
- Vứt bỏ con mới đẻ được quy định là trường hợp “người mẹ ... do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết... ”
a) Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ
Đây là trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt của tội giết ngưỜI(1) Do vậy, tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người và những dấu hiệu pháp lý riêng. Theo mô tả của Điểu luật, các dấu hiệu pháp lý riêng của trường hợp phạm tội này là:
Dấu hiệu chủ thể: Chủ thể của trường hợp phạm tội này là người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con nghĩa là còn đang trong trạng thái tâm, sinh lí không bình thường do tác động của việc sinh con. Xác định trạng thái này ở từng trường hợp cụ thể không đơn giản. Do vậy, các hướng dẫn, giải thích trước đây về dấu hiệu này đều quy định khoảng thời gian 07 ngày sau khi sinh là khoảng thời gian mà người mẹ được coi còn trong trạng thái mới sinh con.(2) Bộ luật hình sự năm 2015 đã xác định nội dung hướng dẫn này là dấu hiệu định tội của tội danh - Dấu hiệu động cơ phạm tội: Việc giết con là do hoàn cảnh bất đắc dĩ (do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt).
Dấu hiệu pháp lý của tội vứt bỏ con mới đẻ
Theo quy định của điều luật, hành vi phạm tội trong trường hợp này giống hành vi phạm tội trong trường hợp trên về chủ thể của tội phạm, về nạn nhân của tội phạm và về động cơ phạm tội. Các dấu hiệu riêng của trường hợp phạm tội này là:
- Dấu hiệu hành vi phạm tội: Chủ thể của tội phạm có hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Trong đó, hành vi vứt bỏ con mới đẻ được hiểu là hành vi của người mẹ để đứa trẻ ở nơi xa rời sự chăm sóc của mình nhưng không mong muốn đứa trẻ chết. Như vậy, dấu hiệu lỗi trong trường hợp phạm tội này không thể là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu khi vứt bỏ mà mong muon đứa trẻ chết thì là trường hợp giết con mới đẻ.
- Dấu hiệu hậu quả thiệt hại: Gây ra hậu quả đứa trẻ chết.
Đứa trẻ chết là do bị mẹ “vứt bỏ” (để ở nơi xa rời sự chăm sóc của người mẹ).
Theo các dấu hiệu trên, người mẹ chỉ phạm tội này khi đứa trẻ đã chết và chỉ có trường hợp tội phạm hoàn thành.
b) Hình phạt
Trường hợp giết con mới đẻ là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt vì hành vi giết người là do hoàn cảnh đặc biệt đưa lại và hơn nữa người phạm tội đã thực hiện trong tình trạng tâm sinh lí không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế. Do vậy, hình phạt được quy định cho tội phạm này chỉ có một khung hình phạt với mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp phạm tội nhẹ hơn so với trường hợp giết con mới đẻ nên có khung hình phạt nhẹ hơn: cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
3- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự)
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định là hành vi giết người được thực hiện khi chủ thể thực hiện đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ hoặc đổi với người thân thích của họ.
a) Dấu hiệu pháp lý
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt của tội giết người. Do vậy, tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người và những dấu hiệu pháp lý riêng. Những dấu hiệu pháp lý riêng là:
- Người phạm tội phải phạm tội (thực hiện hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác) trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. "Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình...".
- Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra.
Như vậy, nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của chính nạn nhân. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nói ở đây có thể cấu thành tội phạm hoặc cũng có thể không hoặc chưa cấu thành tội phạm. Nhưng dù ờ trường hợp nào thì hành vi đó cũng phải có tính chất là trái pháp luật nghiêm trọng. Trong trường hợp bình thường, hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng khó có thể gây ra tình trạng tinh thần kích động mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tóc thì dẫn đến trạng thái thần kinh bị kích động mạnh của người phạm tội. Nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi, lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lý. Đến thời điểm nào đó, khi có hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trong trường hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngày liền trước trạng thái bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là đối với chính người phạm tội hoặc có thể là đối với người khác có quan hệ tình cảm thân thuộc với người phạm tội.
b) Hình phạt
Trường hợp giết người trên đây được coi là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt vì người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người trong tình trạng khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế ở mức cao và hơn nữa tình trạng đó lại do chính nạn nhân gây ra. Do vậy, 2 khung hình phạt được quy định cho tội phạm này đều có mức thấp.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên.
4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 Bộ luật hình sự)
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trong khi thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hoặc quyền bắt giữ người phạm tội nhưng đã vượt quá giới hạn của các quyền này. về tính chất, đây cũng là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt. Để thể hiện rõ sự phân hóa trong đường lối xử lí, luật hình sự Việt Nam tách trường hợp giết người này khỏi tội giết người (nói chung) và quy đinh thành tội danh riêng - tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 mới chỉ có tội danh giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm vì Bộ luật đã quy định thêm trường hợp “Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” (Điều 24 Bộ luật hình sự).
a) Dấu hiệu pháp lý
So với tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội cũng có các dấu hiệu của tội giết người và có thêm- dấu hiệu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Về dấu hiệu “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”
Dấu hiệu này đòi hỏi người phạm tội có cơ sở thực hiện quyền phòng vệ nhưng đã phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết khi gây ra hậu quả chết người. Cụ thể: Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Do vậy, người phạm tội đã có hành chổng trả hành vi xâm phạm đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc và hành vi chống trả đã gây ra hậu quả chết người nhưng việc chống trả này rõ ràng vượt quá mức cần thiết. Việc gây ra hậu quả chết người rô ràng là không cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm phạm của nạn nhân.
Đe đánh giá hành vi chống trả rõ ràng là không cần thiết cần phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết liên quan, trước hết phải chú ý đến:
- Tính chất quan trọng của quyền hoặc lợi ích bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;
- Mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công của nạn nhân có thể gây ra;
- Sức mãnh liệt của hành vi tấn công của nạn nhân;
Khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân đặt trong hoàn cảnh cụ thể.
Về dấu hiệu “vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”
Dấu hiệu này đòi hỏi người phạm tội có cơ sở thực hiện quyền sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội nhưng đã dùng vũ lực rõ ràng quá mức cần thiết khi gây ra hậu quả chết người. Cụ thể: Nạn nhân thuộc đối tượng mà mọi người có quyền bắt giữ theo các điều 111 và 112 BLTTHS (người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã). Do vậy, người phạm tội đã dùng vũ lực để bắt giữ nạn nhân và đã gây ra hậu quả chết người nhưng việc dùng vũ lực gây chết người rõ ràng vượt quá mức cần thiết. Việc gây ra hậu quả chết người rõ ràng là không cần thiết để bắt giữ người phạm tội.
b) Hình phạt
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt Động cơ của người phạm tội là muốn ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc hành vi trốn tránh của nạn nhân. Sai phạm của người phạm tội chỉ ở chỗ đã vượt quá phạm vi được phép phòng vệ, được phép gây thiệt hại cho nạn nhân. Nhưng sự “vượt quá” này một phần cũng do hoàn cảnh chi phối. Do vậy, các khung hình phạt được quy định cho tội danh này đều nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội giết người.
- Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm