Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Nếu bạn không thể độc lập về tài chính vào lúc bạn 40 hay 50 tuổi, điều đó không có nghĩa là bạn không gặp đúng thời, ở vào đúng quốc gia. Nó chỉ đơn giản là bạn đã lập kế hoạch sai".
Jim Rohn, diễn giả truyền cảm hứng, Mỹ
Luật tài chính là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ các nguồn vốn tiền tệ gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội khác.
Đối tượng điều chỉnh luật tài chính: là những quan hệ tài chính (tài chính ngân sách, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, tài chính tín dụng, tài chính trong khu vực dân cư...) giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, quan hệ tài chính của các tổ chức, cá nhân trên thị trường tài chính.
Phương pháp điều chỉnh: gồm phương pháp mệnh lệnh bắt buộc (giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế, xã hội khác) và phương pháp bình đẳng thỏa thuận (giữa các chủ thể kinh tế, xã hội với nhau).
Luật tài chính là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ các nguồn vốn tiền tệ gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội khác.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Tài chính hiện nay bao gồm cả những quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, quan hệ tài chính của các tổ chức, cá nhân trên thị trường tài chính. Những quan hệ này không nhất thiết phải có sự tham gia của nhà nước với tư cách là bên chủ thể. Như vậy, có thể nói, các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tài chính rất đa dạng, có nhiều chủ thể tham gia ở nhiều cấp độ khác nhau.
Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tài chính thường được phân chia theo 02 cách dựa vào những tiêu chí khác nhau:
Căn cứ vào lĩnh vực mà các quan hệ tài chính được hình thành, đối tượng điều chỉnh của luật tài chính được phân biệt thành:
- Các quan hệ tài chính - ngân sách: đây là nhóm quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với việc hình thành, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước là quỹ ngân sách nhà nước.
- Các quan hệ tài chính doanh nghiệp: đây là nhóm quan hệ phát sinh trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các quan hệ tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm: là những quan hệ liên quan đến việc các tổ chức kinh doanh bảo hiểm huy động được nguồn vốn và đưa chúng tham gia vào thị trường tài chính bằng các hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
- Các quan hệ tín dụng: Các quan hệ liên quan đến hoạt động huy động vốn, cho vay vốn của các tổ chức trung gian tài chính trong quá trình hình thành các nguồn tài chính đáp ứng cho nhu cầu vốn của nền kinh tế sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tài chính.
- Các quan hệ tài chính trong khu vực dân cư, các tổ chức xã hội.
Căn cứ vào hệ thống các chủ thể tham gia các hoạt động tài chính, đối tượng điều chỉnh của luật tài chính bao gồm:
- Quan hệ tài chính giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương trong hoạt động thu, chi phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Quan hệ tài chính giữa cơ quan tài chính, tổ chức tín dụng với nhau phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ khác.
Quan hệ tài chính giữa cơ quan tài chính, tổ chức tài chính với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các quan hệ này phát sinh trong việc cấp phát vốn, thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
- Các quan hệ tài chính giữa các cơ quan tài chính, tổ chức tài chính với dân cư.
- Nhóm quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest
III- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦ NGÀNH LUẬT TÀI CHÍNH
Luật tài chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh bắt buộc và phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Phương pháp mệnh lệnh: thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính, một bên nhân danh nhà nước có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia phải thực hiện những hành vi nhất định như trong quan hệ thu nộp thuế, cấp phát kinh phí.
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: thể hiện các chủ thể tham gia trong quan hệ tài chính bình đẳng về địa vị pháp lý. Sự bình đẳng thể hiện ở quyền và nghĩa vụ tài chính mà các bên phải thực hiện hoặc trong trường hợp các bên không phải thực hiện nghĩa vụ và thể hiện quyền tự quyết định trong khuôn khổ pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính như các quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối nguồn tài chính do các tổ chức kinh tế tạo ra trong quá trình hình thành, sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm