Nhận diện hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

10/03/2023
Lê Thị Quỳnh Anh
Lê Thị Quỳnh Anh
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý để hưởng thù lao

 

1- Chủ thể của hợp đồng  của hợp đồng đại lý

Chủ thể của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa phải là thương nhân. Theo quy định tại Điều 167 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, bên giao đại lý và bôn đại lý là thương nhân.

Bên giao đại lý, bên đại lý có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Trong đó, bên giao đại lý giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền cho đại lý mua hàng. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để bán (đại lý bán) hoặc nhận tiền để mua hàng (đại lý mua). Bên đại lý mua bán hàng cũng có thể là thương nhân nước ngoài ký hợp đồng đại lý với thương nhân Việt Nam. Hoặc thương nhân Việt Nam ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng hóa tại nước ngoài.

Tuy nhiên, luật quy định chủ thể của hợp đồng đại lý là thương nhân nhưng không quy định cụ thể các thương nhân trên có đăng ký kinh doanh ngành nghề như thế nào. Dó hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa có hiệu lực pháp luật thì các bên phải có năng lực chủ thể để thực hiện các nghìn vụ phát sinh từ hợp đồng. Xuất phát từ nghĩa vụ cụ thể của bên đại lý là nhàn (lanh chính mình để thực hiện việc mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý nên bôn đại lý phải có đăng ký kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ghi trong hợp đồng. Việc “có đăng ký kinh doanh phù hợp” sẽ tạo ra tư cách chủ thể hợp pháp để bên đại lý thực hiện hành vi bán hàng hoặc mua hàng nhằm thu lợi nhuận, cho dù việc mua bán đó là để cho mình hay mua hộ, bán hộ người khác. Bên giao đại lý là nhà sản xuất hàng hóa có nghĩa vụ giao hàng hoặc tiền cho bên đại lý thì phải là thương nhân được sản xuất hàng hóa đó hoặc được kinh doanh hàng hóa đó. Điều này được ghi nhận trong ngành nghề kinh doanh mà công ty đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kể từ thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/7/2015), doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu hàng hóa mà thương nhân kinh doanh nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì thương nhân phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh đố và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề đó. Trong trường hợp các bên không đáp ứng được yêu cầu như trên thì hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa đã ký kết giữa các bên có thể bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu quy định riêng về một số hoạt động đại lý cung cấp các dịch vụ đặc thù như dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ chuyển phát thư và dịch vụ bưu chính... cho thấy việc xác định năng lực chủ thể (nội dung đăng ký kinh doanh) lại không thể gò bó theo cách thức trên đây. Theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam giảm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2018, đại lý tàu biển là dịch vụ mà theo đó, người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu để tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, nước dịch vụ này có thể liên quan đến thủ tục tàu vào cảng, dời cảng hợp đồng thuê tàu, thuê thuyền viên, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải.... Như vậy, theo các quy định này, người làm đại lý tàu biển, không nhân danh chính mình để cung cấp dịch vụ mà nhân danh bên giao đại lý (tương tự như quy định về đại diện thương mại trong Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019). Xuất phát từ điều này, việc đòi hỏi bên đại lý có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng là không cần thiết. Trường hợp này, nội dung đăng ký kinh doanh là “kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển” là điều kiện cần và đủ để chứng minh năng lực chủ thể của bên đại lý.

2- Đối tượng của hợp đồng đại lý

Đối tượng của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là dịch vụ mua bán hàng hóa, cụ thể là việc bên đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Theo cách phân loại của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ. Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với hợp đồng mua bán hàng hóa (có khối lượng hàng hóa lớn) mà trên thực tế thường có sự nhầm lẫn. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chính là quyền sở hữu hàng hóa, cụ thể là bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý không chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bôn đại lý mà vẫn là chú sớ hiệu hàng hóa; hoặc tín đã giao cho bên đại lý.

Hàng hóa trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa và thương nhân nước ngoài phải không được nằm trong danh mục< hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhẬp khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

3- Hình thức của hợp đồng đại lý

Hình thức của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa bẮt buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa là quan hệ có thời gian hợp tác giữa các bên thường rất dài, hàng hóa được chuyển giao cho bên đại lý trong một khoảng thời gian, thanh toán thành nhiều đợt, do đó, tranh chấp giữa các bên dễ phát sinh... Chính vì vậy, các bên tham gia phải có sự thỏa thuận rõ ràng về số lượng, chất lượng hàng hóa, hình thức đại lý, thù lao đại lý, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật, thời hạn hợp đồng, các trường hợp chấm dứt hợp đồng... Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương sẽ giúp cho các bên có được thỏa thuận rõ ràng, thuận tiện trong việc thực hiện hợp đồng và là chứng cứ cho cơ quan giải quyết tranh chấp sau này nếu các bên có xảy ra tranh chấp.

4- Các hình thức đại lý

Hình thức đại lý là cách thức thực hiện việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện nhất định mà bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận. Thực tiễn pháp luật và thực tiễn hoist đóng trung gian thương mại cho thấy có các hình thức đại lý phổ biến như sau:

Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoác cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Bên giao (lại lý có quyền ấn định giá giao đại lý còn bên đại lý có quyền quyết (định giá bán cho khách hàng. Thù lao mà bên đại lý được hưởng là chênh lệch giá giữa giá giao đại lý và giá bán trên thực tế. Điều này lý giải vì sao, với cùng một loại hàng hóa có cùng xuất xứ chính hãng nhưng người mua lại mua được hàng với nhiều loại giá khác nhau.

Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định, bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và vối danh nghĩa của tổng đại lý.

0 bình luận, đánh giá về Nhận diện hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18118 sec| 954.656 kb