Những điều luật sư nên lưu ý khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng

19/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Cách tạo lập mối quan hệ tốt giữa người mà Luật sư đang đối thoại với bị can, với người tham gia tố tụng khác

Trong quá trình trao đổi, tiếp xúc đối với khách hàng trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, có những vấn đề mà Luật sư cần phải lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về những lưu ý khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng mà Luật sư nên biết.

1- Làm rõ mối quan hệ giữa người mà Luật sư đang đối thoại với bị can, với người tham gia tố tụng khác

Trong quá trình trao đổi, tiếp xúc đối với khách hàng trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, Luật sư nên chú ý những vấn đề sau:

Một là, phải hỏi để làm rõ mối quan hệ giữa người mà Luật sư đang đối thoại với bị can, với người tham gia tố tụng khác. Với những đặc điểm khách hàng là người có trình độ dân trí không cao, không tự tin vào bản thân về nhận thức pháp lý, do vậy khi tìm đến Luật sư, họ thường đến với nhiều người, bao gồm bị can/bị cáo (nếu được tại ngoại) cùng người nhà và kèm theo là một số người là bà con họ hàng. Trong những người này thường sẽ có một người hiểu biết về xã hội, biết ăn nói và có uy tín của dòng họ, mục đích để họ trình bày nội dung sự việc cho Luật sư và nắm bắt được những tư vấn của Luật sư để về bàn bạc và hội ý với gia đình. Khi bắt đầu tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, Luật sư chưa thể nắm bắt được vai trò quan trọng của từng người khi làm việc cùng Luật sư, do vậy việc đầu tiên khi bắt đầu tiếp xúc, trao đổi nhất thiết Luật sư phải đề nghị họ giới thiệu từng người và Luật sư sẽ phải nhanh nhạy nắm bắt được vai trò của từng người để trong quá trình làm việc sẽ có những cách giao tiếp và làm việc cho phù hợp.

Ví dụ 1:

Trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tahi huyện K tỉnh H, bị can trong vụ án này là trùm xã hội đen, chuyên cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, xiết nợ, lấy tài sản của con nợ…Khi đến văn phòng Luật sư, khách hàng đi với rất nhiều bị can khác, cùng người nhà của họ, trong số những người đó có những người nhìn rất dữ tướng, nói năng ngổ ngáo, ồn ào…Khi đến văn phòng, đã có một Luật sư tiếp họ, do Luật sưu chưa có kinh nghiệm nên khi một mình Luật sư phải tiếp những người trên, mọi người đã dồn dập hỏi Luật sư dẫn đến Luật sư này đã bị rơi vào tình trạng mất bình tĩnh, căng thẳng và không còn làm chủ được tình thế, dẫn đến buổi làm việc hôm đó như một buổi tranh luận, Luật sư đã bị rất nhiều người hỏi và chất vấn. Cuối cùng khách hàng đã không ký hợp đồng, còn Luật sư thì ấm ức. Trong trường hợp này,cách xứ lý tình huống là Luật sư phải hết sức bình tĩnh, mời mọi người ngồi ở phòng khách để họ giới thiệu xong từng người, sau đó nắm bắt một vài người quan trọng, chủ chốt trong số những người đó và mời những người chủ chốt đại diện làm việc với Luật sư, như vậy Luật sư sẽ giảm bớt áp lực về mặt tâm lý, sẽ không bị nhiều người hỏi dồn dập. Lúc đó, Luật sư mới có thể bình tĩnh để làm chủ được tình thế trong cuộc trao đổi, tiếp xúc.

2- Lắng nghe khách hàng trình bày

Hai là, lắng nghe khách hàng trình bày. Đề nghị khách hàng từ từ trình bày từng vấn đề pháp lý mà họ đang gặp phải. Thông thường khách hàng trong các vụ án loại này, khi trình bày sự việc luôn ở trong trạng thái tâm lý bị bức xúc nên họ nói rất nhanh và thường không khách quan. Do đó, Luật sư cần phải kéo chậm nhịp độ nói của khách hàng lại bằng cách vừa để khách hàng nói, vừa ghi chép lại. Sau đó hỏi lại những vấn đề chưa rõ.

Ví dụ 2:

Trong vị án “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại huyện K tỉnh H, các bị cáo còn tranh nhau nói, trình bày hết sức lộn xộn. Khi đó Luật sư phải kéo chậm nhịp độ lại bằng cách để từng người nói. Luật sư sẽ ghi chép cẩn thận từng ý mà bị cáo đã trình bày, cho các bị cáo khác bổ sung chỗ nào còn thiếu, còn chưa chính xác.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Những điều luật sư nên lưu ý khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19958 sec| 942.703 kb