Những vấn đề chung về tra cứu pháp lý

"Nơi không có quyền lực cộng đồng thì không có pháp luật, nơi không có pháp luật thì không có gì gọi là công bằng".

Thucydides, 460 - 395 TCN, sử gia Hy Lạp

Những vấn đề chung về tra cứu pháp lý

Theo truyền thống trong đào tạo pháp luật ở các trường đại học luật, hoạt động tra cứu pháp lý gắn với các hoạt động tìm hiểu các thông tin pháp luật trong sách báo, bản án, tài liệu luật và các văn bản khác.

Ngoài các hoạt động tra cứu trực tiếp trên các ấn phẩm chính thức dưới hình thức bản in sẵn thì cần phải kể đến việc tra cứu trực tuyến nhanh và hiệu quả trên internet. Thách thức duy nhất đối với sinh viên luật, luật sư, luật gia, thẩm phán và những nhà nghiên cứu pháp lý ở nước ta trong tra cứu quốc tế chính là việc thiếu sự thông thạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Mục đích tra cứu pháp lý thành những cấp độ như tra cứu văn bản pháp luật của một hệ thống pháp luật gồm pháp luật trong nước và pháp luật nước ngoài; tra cứu một văn bản pháp luật quốc tế; tra cứu tập quán quốc tế...

Liên hệ

I- MỤC TIÊU CỦA TRA CỨU PHÁP LÝ

Có thể khái quát các mục đích tra cứu pháp lý thành những cấp độ như sau:

- Tra cứu văn bản pháp luật của một hệ thống pháp luật gồm pháp luật trong nước và pháp luật nước ngoài.

- Tra cứu một văn bản pháp luật quốc tế.                

- Tra cứu tập quán quốc tế.

- Tra cứu các nội dung pháp lý liên quan đến văn bản pháp lý như văn bản hướng dẫn, văn bản sửa đổi.

- Tra cứu thực tiễn pháp luật của mỗi lĩnh vực thông qua các án lệ trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia.

- Tra cứu án lệ trong các lĩnh vực của luật quốc tế như: Án lệ trong luật của Tổ chức thương mại thế giới (WTO - World Trade Organization); án lệ của các lĩnh vực Công pháp quốc tế.

 - Tra cứu các thông tin khoa học pháp lý nước ngoài (đây là nội dung tra cứu gắn với nghiên cứu khoa học). Ví dụ, tra cứu danh mục luận án Tiến sĩ luật học của Thư viện Khoa Luật, Đại học Lund, Thụy Điển.

Việc tra cứu pháp lý là một hoạt động nghề nghiệp tất yếu của luật sư. Hiệu quả của hoạt động tra cứu luôn phụ thuộc vào phương pháp và cách thức tra cứu cùng với sự hỗ trợ đặc biệt của cổng thông tin trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Đối với các hoạt động tra cứu pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, hiệu quả tra cứu còn phụ thuộc vào tư duy, sự hiểu biết chuyên sâu của người thực hiện nhiệm vụ tra cứu và sự thông thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh đang là lợi thế trong tra cứu toàn cầu.

Việc tra cứu được thực hiện trên internet, thông qua các công cụ tìm kiếm đặt ra yêu cầu là cần đưa người tra cứu đến địa chỉ thông tin chính thức và tin cậy. Sẽ là không hiệu quả nêu một luật sư ở Việt Nam tiếp cận một văn bản pháp luật về trách nhiệm sản phẩm hàng hóa (product liability law) của nước Anh hay Mỹ, thực chất, cơ sở của luật về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm hàng hóa được thiết lập thông qua án lệ Donoghue v Stevenson [1932] A.C. 562, [1932] UKHL.

Đồng thời, luật về trách nhiệm sản phẩm của nước Anh được bổ sung bằng các văn bản luật đơn hành, thậm chí khi nước Anh còn là thành viên của Liên minh châu Âu thì lĩnh vực về luật trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất còn được điều chỉnh bởi các Điều ước của Liên minh châu Âu. Khi người tra cứu tìm kiếm văn bản trên internet, có thể dẫn đến kết quả là một văn bản lạc hậu đã hết hiệu lực hay nội dung không nguyên gốc và được sửa đổi, bổ sung tùy tiện. Bởi vậy, đối với mỗi luật sư, sinh viên luật hoạt động trong môi trường tư vấn quốc tế cần phải nắm vững những nguyên tắc và thao tác, kỹ năng tra cứu để tiếp cận các văn bản pháp luật nước ngoài và các nguồn luật khác đáng tin cậy.

Cần lưu ý rằng, việc tra cứu pháp lý cần phải được thực hiện trên nền tảng của sự hiểu biết kiến thức pháp lý thì mới thực sự hiệu quả. Bởi lẽ, kết quả của việc tra cứu chỉ đem lại thông tin cho người tra cứu đơn thuần. Các thông tin tra cứu cần phải được xử lý, vận dụng trên nền tảng hiểu biết kiến thức pháp lý của mỗi chủ thể.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

II- CƠ SỞ ĐỂ TRA CỨU PHÁP LÝ

Các quốc gia trên thế giới đều quy định thứ bậc các nguồn luật trong Hiến pháp quốc gia và trong các văn bản pháp luật có liên quan. Mỗi hệ thống pháp luật trên thế giới mang những đặc trưng của các truyền thống pháp luật khác nhau như truyền thống Dân luật thành văn, truyền thống Thông luật, truyền thống pháp luật Hồi giáo... Do vậy, cơ cấu và vai trò các loại nguồn luật trong các hệ thống pháp luật trên thế giới có thể không giống nhau. Điều này đòi hỏi người tra cứu phải có các kiến thức pháp luật cơ bản về cơ sở pháp lý của các nguồn luật.

Mỗi hệ thống pháp luật quốc gia đều có các quy định nền tảng trong hiến pháp quốc gia và luật về thứ bậc các loại nguồn luật. Đồng thời, nguyên tắc về minh bạch hóa hệ thống pháp luật cũng đòi hỏi các quốc gia phải công bố công khai pháp luật của nước mình.

Nguồn của pháp luật là đối tượng nghiên cứu, tra cứu của nhiều chủ thể gồm sinh viên, nhà nghiên cứu, luật gia, luật sư, thẩm phán... Nguồn pháp luật được chia làm hai loại, gồm nguồn cơ bản (primary sources of law) và nguồn thứ cấp (secondary source of law). Mỗi hệ thống pháp luật khác nhau có cơ cấu bên trong của các loại nguồn luật có thể có sự tương đồng hoặc khác nhau. Trong mỗi hệ thống pháp luật quốc gia, nguồn luật cơ bản hiện nay bao gồm hiện pháp, luật, hệ thống các văn bản pháp quy dưới luật, tập quán và án lệ. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có Cơ sở pháp lý quy định về nguồn luật và thứ bậc các nguồn luật trong Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Nguồn luật thứ cấp ngược lại không phải là luật, nhưng nguồn luật thứ cấp giúp cho những người nghiên cứu pháp luật hiểu biết về nguồn luật này gồm án lệ, các học thuyết pháp lý, các công trình nghiên cứu pháp lý...

Chẳng hạn, án lệ được coi là một nguồn luật chính thức trong hệ thống thông luật và là nguồn bổ trợ trong hệ thống dân luật thành văn. Trong hệ thống pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới không có văn bản pháp luật quy định về hiệu lực và thứ bậc của nguồn luật án lệ.

Về nguồn luật án lệ, BLDS năm 2015 quy định vị trí các loại nguồn luật và nguồn luật án lệ (Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự, Điều 5. Áp dụng tập quán; Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật). Việc tra cứu và tìm hiểu án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện được coi là nhiệm vụ bắt buộc của các thẩm phán, luật sư trong áp dụng pháp luật theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

Hệ thống pháp luật quốc tế cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, sinh viên luật, luật sư, thẩm phán. Nguồn luật quốc tế bao gồm những nguồn luật quốc tế cơ bản và nguồn thứ cấp của luật quốc tế.

Nguồn luật quốc tế trong pháp luật quốc tế, hệ thống thứ bậc các nguồn luật đã được định rõ tại khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc như sau:

Tòa án có trách nhiệm giải quyết vụ tranh chấp được chuyển đến tòa án trên cơ sở công pháp quốc tế theo:

- Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận.

- Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận.

- Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là một tiêu chuẩn pháp lý.

- Những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận.

- Các Nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là các phương tiện bổ trợ để xác định tiêu chuẩn pháp lý.

Các văn bản pháp lý được tra cứu trên các địa chỉ và nguồn thông tin chính thức, đáng tin cậy như: công báo quốc gia; trang thông tin điện tư chính thức của quốc gia; trang thông tin điện tử của tổ chức quốc tế; các văn bản được tra cứu còn hiệu lực pháp luật; các văn bản được tra cứu có giá trị trong sử dụng và viện dẫn.

Việc tra cứu pháp lý đối với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế không nên hiểu đơn thuần là các thao tác tìm kiếm văn bản. Sự hiểu biết căn bản về cơ cấu các nguồn luật trong mỗi hệ thống pháp luật quốc gia sẽ giúp ích cho các luật gia, luật sư thực hiện việc tra cứu hiệu quả hơn. Đối với hệ thống pháp luật quốc tế cũng vậy, những kiến thức nền tảng về nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế (gồm cả lĩnh vực công pháp và tư pháp) là kiến thức cần thiết cho môi luật gia, luật sư khi thực hiện hoạt động tra cứu.

Hơn bao giờ hết, hoạt động tra cứu là hoạt động thường xuyên giúp luật sư bổ sung các kiến thức pháp lý. Đồng thời, khi luật sư, luật gia có các kiến thức pháp lý quốc gia và quốc tế vững vàng thì hoạt động tra cứu sẽ thuận lợi hơn, tạo ra các kết quả chính xác hơn.

Việc tra cứu pháp luật là công việc thường xuyên của người “nghiên cứu và các chủ thể áp dụng pháp luật. Đối với những luật gia Việt Nam, những người có kiến thức pháp luật và đã được đào tạo luật cơ bản thì việc tra cứu pháp lý cần được coi là hoạt dộng thường xuyên để cập nhật pháp luật hiện hành. Đối với những luật gia Việt Nam, những người có kiến thức pháp luật đã được đào tạo luật cơ bản thì việc tra cứu pháp lý cần được coi là hoạt động thường xuyên để cập nhật pháp luật hiện hành. Đối với việc tra cứu pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế đòi hỏi các luật sư Việt Nam cần tăng cường các kỹ năng tra cứu pháp luật nước ngoài và trình độ ngoại ngữ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của Luật sư - Học viện Tư Pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung về tra cứu pháp lý

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
10.08866 sec| 1127.945 kb