Những vấn đề Luật sư cần lưu ý khi gặp, trao đổi với khách hàng và đương sự khác

20/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Khi gặp bị can, bị cáo Luật sư cần lưu ý trao đổi với bị can, bị cáo các nội dung cơ bản như sau

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về Những việc Luật sư cần lưu ý khi gặp, trao đổi với khách hàng và đương sự khác để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

1- Thứ nhất, về các tình tiết buộc tội và gỡ tội của vụ án:

Khi gặp bị can, bị cáo thì Luật sư cần lắng nghe bị can, bị cáo trình bày toàn bộ sự việc của vụ án, sau đó Luật sư sẽ làm rõ với bị can, bị cáo các tình tiết mà Luật sư nắm được trong hồ sơ vụ án. Khi trao đổi với bị can, bị cáo trong loại tội về xâm phạm sở hữu, thông thường họ sẽ chia sẻ hết tất cả các tình tiết của vụ án để Luật sư có thể hiểu, cảm thông và bảo vệ họ trước các Cơ quan tiền án tố tụng. Trong trường hợp này, Luật sư cần phải giữ mọi bí mật thông tin về vụ án.

2- Thứ hai, về bồi thường thiệt hại:

Trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, vấn đề tài sản và bồi thường là rất quan trọng, bởi vì hậu quả mà bị can, bị cáo gây ra chủ yếu là  thiệt hại về tài sản, do vậy việc trao đổi với bị can, bị cáo về vấn đề tài sản cũng là một nội dung quan trọng. Luật sư cần phải hỏi bị can, bị cáo quan điểm về việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Cần giải thích cho bị can, bị cáo hiểu rằng nếu tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả cho người bị hại thì đây là một tình tiết giảm nhẹ rất quan trọng.

Ví dụ:

Trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại tỉnh QT, bị can Nguyễn Thanh T và Mẫn Thị D đã có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản trong quá trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp tâm linh. Sau khi được vào trại tạm giam để gặp các bị can, Luật sư đã trao đổi với các bị can về vấn đề bồi thường và khắc phục hậu quả cho những gia đình người bị hại trong vụ án. Sau khi các bị cáo nghe phân tích của Luật sư đã tự nguyện đồng ý bán tài sản của các bị can để bồi thường thiệt hại cho người bị hại, các bị can cũng nhận thức được như vậy là vừa thể hiện được sự ăn năn vì các gia đình liệt sĩ rất nghèo, lại vừa được xem xét hưởng tình tiết giảm nhẹ.

3- Thứ ba, về nhân thân bị can, bị cáo:

Khi làm việc với các bị can, bị cáo Luật sư cũng phải làm rõ thêm về tình trạng nhân thân của các bị can, bị cáo. Như vậy sẽ hiểu được thêm bản chất của hành vi phạm tội mà bị can , bị cáo gây ra. Ngoài ra sẽ tìm ra những tình tiết giảm nhẹ giúp đỡ tội cho bị can, bị cáo.

Ví dụ: Trong loại tội xâm phạm sở hữu, tỷ lệ trẻ em vị thành niên cũng phạm tội rất nhiều. Luật sư cần trao đổi và lắng nghe lý do tại sao phạm tội để áp dụng điều luật dành cho trẻ em. Hoặc làm rõ những thành tích, cống hiến của gia đình bị can, bị cáo đối với Tổ quốc...

4- Thứ tư, về hướng bào chữa của vụ án:

Khi trao đổi về hướng bào chữa cho khách hàng không phải trong trường hợp nào quan điểm giữa Luật sư và bị can, bị cáo cũng thống nhất được với nhau. Đối với những trường hợp bị can, bị cáo của nhóm tội xâm phạm sở hữu do lối sống và cách nhận thức của họ, nên họ luôn luôn cho rằng họ đúng, luôn mong muốn Luật sư phải bào chữa vô tội hay với mức án nhẹ nhất...Do vậy, Luật sư cần phải có những ứng xử khéo léo để vẫn có thể là Luật sư cho bị can, bị cáo lại vừa đúng với các quy định của pháp luật và Luật sư sẽ không trở thành người cãi "cùn" tại phiên tòa. Luật sư nên bình tĩnh lắng nghe bị can, bị cáo trình bày quan điểm và các lập luận, nếu thấy hợp lý thì Luật sư cũng phải lưu ý. Trong trường hợp bị can, bị cáo đưa ra những căn cứ không đúng do hiểu sai, Luật sư sẽ giải thích và phân tích lại những quy định pháp luật cho bị can, bị cáo hiểu. Trong trường hợp mà cả bị can, bị cáo và Luật sư vẫn chưa thỏa mãn với quan điểm của nhau thì tốt nhất Luật sư không nên tranh luận với bị can, bị cáo tại nơi giam giữ mà cần để bị can, bị cáo có thời gian suy nghĩ lại.

5- Thứ năm, về thủ tục tố tụng:

Trong các vụ án xâm phạm sở hữu, tỷ lệ vi phạm về tố tụng cũng nhiều hơn các loại tội danh khác, do vậy, Luật sư khi gặp bị can, bị cáo cũng cần phải trao đổi với họ về việc có bị ép cung, bức cung, dùng nhục hình, hoặc vi phạm các thủ tục tố tụng hay không. Trong quá trình trao đổi với bị can, bị cáo Luật sư cần phải làm rõ và phân tích những vi phạm tố tụng nào sẽ ,làm thay đổi bản chất vụ án.

Ví dụ: Khi lấy lời khai đối với người chưa thành niên không có người giám hộ, hoặc những vụ án có khung hình phạt cao nhất lại không có Luật sư tham gia. Cá biệt có những vụ án, khi Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án thì phát hiện lời khai trong các bản cung đều giống nhau từng chữ, từng dòng... hoặc cùng thời điểm một điều tra viên lấy lại được lời khai của cả hai bị can trong một vụ án mà đang bị tạm giam ở hai trại tạm giam khác nhau.

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề Luật sư cần lưu ý khi gặp, trao đổi với khách hàng và đương sự khác

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19337 sec| 951.047 kb