Những vấn đề phải chứng mình trong vụ án hình sự

03/12/2022
Quá trình chứng minh là quá trình tư duy logic và thực tiễn của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm giải quyết vụ án.

1- Khái niệm chứng minh

Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế.

Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc.

2- Những vấn đề phải chứng minh theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Căn cứ Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự được quy định như sau:

"Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”

Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp những sự kiện và tình tiết của vụ án phải được xác định bằng chứng cứ. Nó có va trò rất quan trọng trong việc xác định tội phạm có xảy ra hay không và nếu có tội phạm xảy ra, thì quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và các hoạt động điều tra theo tố tụng để làm rõ vụ án, phục vụ truy tố và xét xử tội phạm. Điều đó có nghĩa, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, đồng thời cũng khẳng định những sự kiện, hiện tượng không phải là tội phạm xảy ra trong thực tế.

Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.” Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm làm cơ sở để truy tố, xét xử tội phạm. Hoạt động chứng minh của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng:Cơ quan Điều tra , cơ quan được giao một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Trong mối quan hệ này, hoạt động chứng minh của Cơ quan Điều tra , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động chứng minh của Viện kiểm sát, Tòa án và ngược lại hoạt động chứng minh của Viện kiểm sát, Toà án có tác dụng bổ sung, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động chứng minh của Cơ quan Điều tra , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ta thấy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

(i) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không (thực hiện bằng hành động hay không hành động) nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay không. Diễn biến, thủ đoạn thực hiện tội phạm; hoàn cảnh, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm. Điều này phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xâm phạm vào khách thể nào do Bộ luật hình sự quy định.

(ii) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội. Phải xác định tên , tuổi, nơi cư trú người thực hiện hành vi phạm tội. Nếu nghi ngờ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải trưng cầu giám định.

Tội phạm được thực hiện dưới những hình thức gì: do một người hay do nhiều người thực hiện, có đồng phạm hay không, phạm tội có tổ chức hay không. Tội phạm xảy ra ở giai đoạn nào: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành.

(iii) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

Khi xem xét về nhân thân của người phạm tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

  • Những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng trực tiếp đến tội phạm (những đặc điểm mang tính chất pháp lý) như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp; là người thành niên hay chưa thành niên; có thái độ tự thú hoặc hối cải, lập công chuộc tội hay ngoan cố không chịu nhận tội?
  • Những đặc điểm nhân thân khác tuy không mang tính chất pháp lý, những ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội như thành phần gia đình, quá trình hoạt động chính trị - xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp; người phạm tội thuộc dân tộc ít người, gia đình chính sách, có công với cách mạng, là nhân si, trí thức có tên tuổi, là chức sắc tôn giáo?
  • Những đặc điểm phản ảnh hoàn cảnh thực tế của người phạm tội như người già yêu, bị bệnh hiểm nghèo, phụ nữ có thay, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản thân hay của gia đình?

(iv) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của Bộ luật hình sự thể hiện dưới các dạng: thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần. Tính chất của thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là đặc tính về chất của thiệt hại cho phép phân biệt tội phạm ở nhóm này với tội phạm ở nhóm khác trong Bộ luật hình sự hiện hành.

Mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là lượng nhiệt cụ thể. Đánh giá thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra tùy thuộc vào cấu thành từng tội phạm cụ thể để xác định. Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia là mức độ ảnh hưởng đến sự vũng mạnh của chính quyền nhân dân, các thẻ chế chính trị, xã hội. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người thì sự thiệt hại chính là số người chết, số người bị thương, mức độ tổn hại sức khỏe về dạnh dự, nhân phẩm. Các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham những thì đó là số tài sản bị chiếm đoạt, bị thất thoát lãng phí. Thiệt hại có những vụ có thể đo, đếm được, những nhiều vụ phạm tội là những thiệt hại về tinh thần, tư tưởng con người không thể quy đổi được.

(v) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

“Nguyên nhân của tội phạm là những yếu tố thúc đẩy làm nảy sinh tội phạm, bao gồm những hiện tượng và quá trình tâm lý xã hội. Nguyên nhân của tội phạm mang bản chất tâm lý- xã hội” Theo từ điển Bách khoa CAND Việt Nam, BCA- Viện Chiến lược và Khoa học Công an, NXB CAND , Hà Nội 2005.

“Điều kiện là cái cần phải có để cho một một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra” theo từ điển tiêng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học 1997.

Điều kiện của tội phạm chính là những yếu tố môi trường tạo thuận lợi cho tội phạm xảy ra.

Mục đích đấu tranh, phòng chống tội phạm không chỉ phát hiện, điều tra để xử lý nghiêm minh người phạm tội, mà quan trọng là tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ nguyên nhân và điều kiện tội phạm để kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan chức năng để khắc phục. Ví dụ thông qua các vụ đại án liên quan đến hoạt động ngân hàng, tài chính đã kiến nghị Chính phủ sắp xếp lại hệ thống ngân hành tín dụng, kiểm soát, ngăn chặn sở hữu chéo.

(vi) Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Chương IV Bộ luật hình sự quy định 7 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, cụ thể: sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên. Điều 29 Bộ luật hình sự quy định căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.

Những điểm mới của điều luật so với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Cụm từ “Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án” thay bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền”

Bổ sunghai vấn đề phải chứng minh là “Nguyên nhân và điều kiện phạm tội”; “những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt”

Như vậy, chứng minh là hoạt động quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để có một bản án quyết định giải quyết vụ án đúng đắn đòi hỏi việc chứng minh phải khách quan, trung thực chính xác nhằm xử đúng người đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và gây oan sai cho người vô tội.

3- Nghĩa vụ chứng minh

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 - Xác định sự thật của vụ án thì:

“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.

Theo quy định trên thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Quy định “… Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”,

Từ những phân tích nêu trên đây chính là một phần nội hàm của nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đó là: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, nhưng việc chứng minh tội phạm của các cơ quan này ở mỗi giai đoạn tố tụng có những đặc điểm khác nhau.

Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự và truy tố, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, còn ở giai đoạn xét xử, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và Hội đồng xét xử.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, do vậy, kể cả trong trường hợp người phạm tội không đưa ra được những chứng cứ để chứng minh là họ vô tội thì cũng không thể vì thế mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kết tội họ.

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề phải chứng mình trong vụ án hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.09450 sec| 994.703 kb