Nội dung cụ thể trong bản phân tích pháp lý tiếng Anh
Nội dung bài viết
1- Phần đầu của bản phân tích tiếng Anh
Phần đầu của bản phân tích tiếng Anh bao gồm:
- Nhan đề: thường là MEMORANDUM (hoặc viết tắt là MEMO), MEMORANDUM OF ADVICE, LEGAL MEMO....,
- Tên người nhận: là luật sư cấp trên trong văn phòng, người đã giao cho bạn phân tích vụ việc hoặc là khách hàng, người yêu cầu văn phòng luật sư phân tích vụ việc, được viết ở mục TO;
- Người gửi: là tên của bạn nếu gửi cho luật sư trong văn phòng hoặc tên luật sư phụ trách vụ việc và tên văn phòng nếu gửi cho khách hàng, được viết ở mục FROM;
- Ngày gửi: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, viết ở mục DATE;
- Tên vụ việc: thường đặt theo tên khách hàng và một vài từ chính mô tả sự việc, được viết ở mục RE.
Ví dụ:
Phần đầu của một bản phân tích pháp lý sử dụng trong nội bộ văn phòng luật sư có thể viết như sau:
Cũng với các đầu mục thông tin như vậy, bạn có thể thay thế chúng bằng các từ Recipient (thay cho To), Sender (thay cho From).
Ví dụ:
Phần đầu của một bản phân tích pháp lý viết cho khách hàng:
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
2- Nêu vấn đề của bản phân tích tiếng Anh
Phần nêu vấn đề thường có nhan đề là ISSUE hoặc ISSUES, hoặc QUESTION PRESENTED, hoặc LEGAL QUESTION...
Mục đích của phần này là đưa ra những vấn đề chính mà bản phân tích pháp lý sẽ giải quyết. Những vấn đề này được nêu sau nhan đề và thường ở dưới dạng câu hỏi: Pháp luật liên quan sẽ được áp dụng như thế nào với vụ việc đang xem xét? Câu hỏi thường được đặt ở dạng: Y/N question: "Does..?,… Can…? hoặc dưới dạng “Whether”. Tùy vào từng sự việc mà bản phân tích pháp lý có thể đề cập đến một hoặc nhiều vấn đề, tương ứng với nó là một hoặc nhiều câu hỏi.
Ví dụ:
Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest
3- Trả lời nhanh về khả năng giải quyết vụ việc
Phần này thường có nhan đề là BRIEF ANSWER, SHORT CONLUSION, SHORT ANSWER... Nội dung của nó đưa ra câu trả lời trực tiếp và ngắn gọn cho câu hỏi đã nêu ra ở phần trước đó. Thường bắt đầu với Yes hoặc No cùng với câu trả lời kèm theo 4-5 câu giải thích ngắn gọn.
Ví dụ, với vấn đề như trên, câu trả lời nhanh có thể là:
Lưu ý rằng tùy vào từng tình huống cụ thể, câu trả lời có thể ở mức độ chắc chắn khác nhau. Người viết cần thể hiện được cau trả lời của mình có mức độ chắc chắn đến đầu và đưa ra lý giải cần thiết
Việc đưa ra câu trả lời nhanh ngay từ đầu giúp cho người đọc, thường là cấp trên của người viết bản phân tích, có thể sôm nhìn thấy được ngay kết quả phân tích mà không nhất thiết phải đọc toàn bộ bản phân tích và có thể dựa vào đó để tư vấn cho khách hàng hoặc nếu người đọc là khách hàng, họ có thể nhìn thấy ngày khả năng giải quyết vấn đề và cô hành động phù hợp. Người viết cũng có thể cung cấp kết luận lần thứ hai ở cuối bản phân tích. Kết luận này sẽ giống như kết luận ở câu trả lời nhanh, tuy nhiên nó được đừa ra sau khi người đọc đã đọc được thông tin liên quan và những phân tích đầy đủ về sự việc. Bắt cứ khi nào cần, người đọc đều có thể đọc ại các phân tích này để kiểm tra mức độ đáng tin cậy của câu trà lời nhanh đã được đưa ra từ đầu.
Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest
4- Các tình tiết trong bản phân tích tiếng Anh
Thường có nhan là FACTS, phần này mô tả các tình tiết có ý nghĩa pháp lý của sự việc. Các tình tiết có ý nghĩa pháp lý chính là những tình tiết có ảnh hưởng đến việc trả lời cho các câu hỏi được đặt ra ở phần 3.2 trên đây. Yêu cầu của việc mô tả là phải khách quan, rõ ràng, chính xác, đẩy đủ và sắp xếp thông tin theo trật tự logic. Việc mô tả cũng cần bao gồm cả những thông tin về tình huống để có thể hình dung ra bối cảnh của sự việc. Tất cả những tình tiết được đề cập đến ở phần phân tích sau đó đều cần phải xuất hiện trong phần mô tả này. Trong phần này, bạn sẽ không đưa ra bất kỳ nhận định, bình luận hay ý kiến gì về vụ việc.
Ví dụ, trong vụ việc trên, một trong những tình tiết được mô tả là:
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
5- Phân tích bản phân tích tiếng Anh
Đây là phần chính của bản phân tích, thường có nhan đề là DISCUSSION hoặc LEGAL ANALYSIS. Phần này thiết lập các lý lẽ mà người viết đã dựa vào để đưa ra kết luận (dự đoán) của mình. Nó chỉ ra cho người đọc các quy tắc pháp lý sẽ được áp dụng, hệ quả pháp lý cụ thể khi áp dụng các quy tắc pháp lý này vào các tình tiết đã nêu ở phần trước, các phân tích và lập luận để củng cố cho dự đoán của người viết về hệ quả pháp lý đó. Mục đích của phần này là thiết lập cơ sở cho kết luận (dự đoán) của người viết về cách pháp luật sẽ được áp dụng để giải quyết vụ việc.
Để viết phần phân tích một cách hiệu quả, các tài liệu về kỹ năng viết trong ngành luật dành cho những người hành nghề luật ở các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada đưa ra nhiều gợi ý về cách thức để cấu trúc phần viết này. Một số cấu trúc thường được khuyến nghị là CREAC92, CRRACC93 hoặc theo IRAC94. Mặc dù có sự khác nhau nhất định, các cấu trúc này về cơ bản đều thể hiện một cách tư duy và lập luận tương đối nhất quán. Tuỳ từng tình huống cụ thể, người viết có thể lựa chọn/điều chỉnh cấu trúc cơ bản nêu trên phù hợp cho phần phân tích của mình.
Khi bản phân tích được viết có nhiều vấn đề thì phần DISCUSSION cần đi theo từng vấn đề, mỗi vấn đề sẽ được phân tích theo cấu trúc mà người viết lựa chọn.
Phần dưới đây giải thích cụ thể hơn về các cấu trúc đã nêu.
i) Viết phần phân tích theo cấu trúc IRAC95
Cấu trúc IRAC được đặt tên từ chữ cái đầu của các từ ISSUE (I), RULE (R), APPLY (A) và CONCLUSION (C).
Diễn giải cấu trúc IRAC:
I (ISSUE): ở bước đầu tiên bạn phải đưa ra vấn đề pháp lý cần được giải quyết. Có một số cách để bạn lựa chọn. Bạn có thể tóm tắt vắn đề dưới dạng một câu chủ đề hoặc đưa ra câu hỏi. Cách được cho là hiệu quả nhất là viết một câu hoặc một đoạn chủ đề trong đó nêu ra vấn đề và câu trả lời ngắn về khả năng giải quyết vấn đề.
R (RULE): bước tiếp theo là xác định quy định pháp luật nào sẽ được áp dụng. Bước này bao gồm việc xem xét và phân tích các quy định, các án lệ (nguồn sơ cấp) và các phân tích, đánh giá khác (nguồn thứ cấp). Phần này cũng thường được đề cập đến với tên gọi là giải thích quy định (rule explanation). Tùy từng quy định cụ thể mà bạn cân nhắc xem có cần thiết phải xem xét lại lịch sử hình thành quy định và ý tưởng chính sách làm nền tảng để đưa ra quy định đó hay không.
Đối với các án lệ, bạn phải rút ra được quy tắc ứng xử từ án lệ đó, tránh liệt kê vụ việc và cũng tránh những trích dẫn dài dòng từ nội dung án lệ. Cũng lưu ý là phần này phân tích quy định chứ chưa phải là áp dụng quy định đó vào các tình tiết của sự việc. Bạn sẽ làm công việc này ở phần tiếp theo.
A (APPLY): ở bước thứ ba này, bạn sẽ áp dụng quy định vào các tình tiết của vụ việc. Công việc này đòi hỏi phải phân tích sâu hơn, cân nhắc các án lệ liên quan, phân biệt các vụ việc, đưa ra các ý kiến phản biện và cân nhắc cả chính sách của chính quyền tại thời điểm đó.
Người ta cũng khuyên rằng luật sư không nên tập trung quá nhiều vào việc củng cố một lập luận cụ thể mà nên phân bổ thời gian để cân nhắc cả các lập luận phản bác.
C (CONCLUSION): bước cuối cùng này chỉ ra kết luận của luật sư về vấn đề được phân tích. Nếu bản phân tích bao gồm nhiều vấn đề thì cần phân tích và đưa ra kết luận cho từng vấn đề.
ii) Viết phần phân tích theo cấu trúc CREAC96
CREAC là từ viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các từ CONCLUSION
(C), RULE (R), EXPLAIN (E), APPLY (A) và CONCLUSION (C), trong đó:
C (CONCLUSION): là nhận định (dự đoán) của người viết rằng sự việc sẽ được pháp luật giải quyết như thế nào.
R (RULE): là quy định pháp luật chủ yếu nhất mà người viết dựa vào để đi đến kết luận (dự đoán) về vụ việc. Thông thường sẽ có các quy định khác liên quan ảnh hưởng đến cách giải quyết vụ việc, nhưng ở đây bạn sẽ nêu ra quy định có tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc.
E (EXPLAIN): giải thích vì sao quy định đó lại là quy định chính điều chỉnh vụ việc của bạn, hiệu lực của quy định đó, nội dung của quy định là gì, có các quy định nào liên quan và ảnh hưởng đến việc áp dụng quy định chính như thế nào.
A (APPLICATION): áp dụng quy định vào tình tiết của vụ việc đề chứng minh cho kết luận (dự đoán) của bạn về vụ việc. Phần này nên có thêm giải thích về mục đích của quy định, các căn cứ pháp lý khi áp dụng quy định, chính sách của nhà lập pháp khi đặt ra quy định, các quy định pháp luật bổ trợ khác để củng cố cho cách thức mà quy định này được áp dụng.
C (CONCLUSION): Đây là phần nhắc lại kết luận (dự đoán) của người viết về cách pháp luật sẽ giải quyết vấn đề được nêu. Tuỳ vào mức độ phức tạp của mỗi phần phân tích mà người viết có thể quyết định nhắc lại hoặc không nhắc lại kết luận này. Chẳng hạn, nếu phần phân tích dài từ 2-3 trang trở lên, việc nhắc lại là cần thiết. Nhưng nếu phần phân tích ngắn và phần kết luận chỉ vừa mới được nêu trước đó 2-3 đoạn thì việc nhắc lại có thể không cần thiết và bạn có thể chuyển sang phân tích vấn đề tiếp theo.
iii) Viết phần phân tích theo cấu trúc CRRACC97
Phần phân tích, luận giải trong bản phân tích pháp lý tiếng Anh có
thể viết theo cấu trúc CRRACC - viết tắt từ chứ cái đầu của các tử conclusion (kết luận) - rule statement (quy định liên quan) - rule explanation (giải thích quy định) - application (áp dụng quy định) - counterargument (lập luận phản biện) - conclusion (kết luận). Việc bỏ qua một bước nào đó trong các bước trên, chẳng hạn đưa ra quy định rồi đưa ra cách thức áp dụng có thể khiến người đọc không nắm bắt được cách lập luận vì thiếu nội dung giải thích các quy định đó có ý nghĩa như thế nào, dựa trên lý lễ gì. Khi người đọc không hiểu được các lập luận của bạn, người ta có thể nghi ngờ và do vậy, bản phân tích có thể sẽ không có ích.
Diễn giải về cấu trúc CRRACC:
= C (Conclusion): Mô tả vắn tắt chủ đề và kết luận về cách giải quyết. Phần này thường được viết thành một đoạn, trong đó chỉ ra vấn đề chính và câu trả lời ngắn về khả năng giải quyết vấn đề.
= R (Rule statement): Phần này tổng hợp các quy định pháp luật liên quan, các chính sách nền tảng của các quy định này, các ngoại lệ và lý do đặt ra các ngoại lệ này.
= R (In-depth explanation of the rule): phân tích sâu các quy định, chỉ ra các quy định đã được áp dụng như thế nào trong các tình huống khác.
Diễn giải về cấu trúc CRRACC:
= A (Application of law to facts): phân biệt các lập luận tương tự và
khác biệt so với lập luận của bạn.
= C (Counterargument): phản biện, đưa ra ý kiến phản bác lại lập luận của bạn và cách xử lý những ý kiến phản bác này để phục vụ cho lập luận của bạn.
- C (Conclusion): kết luận, đưa ra ý kiến cuối cùng về vụ việc. Tương tự như cấu trúc CREAC nêu trên, việc nhắc lại kết luận, tùy từng trường hợp, có thể là cần thiết hoặc không cần thiết.
Có thể thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các cấu trúc IRAC, CREAC hay CRRACC. Đồng thời, như đã đề cập, các cấu trúc chỉ cố tính hướng dẫn. Tùy vào từng vụ việc cụ thể, người viết có thể thiết kế cấu trúc bản phân tích cho phù hợp với tình huống thực tế.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
6- Ví dụ về phần phần phân tích
7- Kết luận chung của ban phần tích (Conclusion)
Sau khi đã tiến hành tất cả các bước trên thì đến đây, người viết cần đưa ra một kết luận chung cho toàn bộ bản phân tích pháp lý. Kết luận này trả lời cho vấn đề pháp lý đã được đặt ra ngay từ đầu. Người viết cũng phải thể hiện để người đọc hiểu được mức độ chắc chắn của cầu trả lời đó đến đâu. Phần kết luận này được khuyến nghi gới gọn trong một đoạn. Nếu chỉ có một vấn đề đặt ra và kết luận đã được đưa ra ở phần phân tích, người viết có thể cân nhắc bỏ phần kết luận cuối cùng này.
8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Nội dung cụ thể trong bản phân tích pháp lý tiếng Anh được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Nội dung cụ thể trong bản phân tích pháp lý tiếng Anh có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm