Nội dung của pháp luật phá sản
1-Đối tượng áp dụng của Luật Phá sản
Theo Điều 2 Luật Phá sản 2014, đối tượng áp dụng của Luật này là: "Doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật". Như vậy, Luật phá sản 2014 chỉ áp dụng đối với:
+ Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2020;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
Trong quá trình xây dựng Luật Phá sản năm 2014, nhiều ý kiến cho rằng càn mở rộng đối tượng áp dụng của Luật này để phù hợp với khuyến nghị số 8 và 9 của Khuyến nghị Hướng dẫn xây dựng pháp luật phá sản của ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) cũng như tương thích với đối tượng áp dụng trong pháp luật phá sản của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều chủ thể kinh doanh như cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác, hộ gia đình tuy có đăng kí kinh doanh nhưng hoạt động kinh doanh của nhóm đối tượng này ở quy mô nhỏ, đa số chưa thực hiện tốt về chế độ kế toán, tài chính nên khi áp dụng thủ tục phá sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lí, thanh lí tài sản. Mặt khác, hiện nay khi các đối tượng này mất khả năng thanh toán thì việc xử lí nợ sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Dân sự.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
2-Lí do phá sản
Tương đồng với pháp luật phá sản của nhiều nước trên thế giới, pháp luật phá sản của VIệt Nma xác định lí do duy nhất dẫn đến phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, đó là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.
3-Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản
Theo thông lệ chung, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp là Tòa án. Tuy nhiên, do tổ chức hệ thống Tòa án và cơ quan tài phán ở mỗi nước khác nhau nên việc giao cho Tòa án nào giải quyết yêu cầu phá sản là không giống nhau.
Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 và Luật Công ty 1990 ghi nhận thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản thuộc Trọng tài kinh tế nhà nước. Theo Luật phá sản doanh nghiệp 1993, quyền giải quyết phá sản được quy định thuộc về Tòa án, nhưng chỉ có Tòa kinh tế cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết phá sản.
Hiện nay, theo Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 cũng như Luật Phá sản 2014, thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc về Tòa án nhân dân địa phương, Dưa trên các nguyên tắc: theo trụ sở chính, theo nơi đăng ký kinh doanh và theo tính chất phức tạp của vụ việc phá sản, Điều 8 Luật Phá sản 2014 phân định thẩm quyền giải quyết vụ phá sản giữa các cấp Tòa án nhân dân địa phương như sau:
Thứ nhất, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí doanh nghiệp, hợp tác xã đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp:
+ Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
+ Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
Thứ hai, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
4-Thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
Thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản 2014 bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản. Thanh lí tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như Luật Phá sản 2004. Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phá sản
5-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Nội dung của pháp luật phá sản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Nội dung của pháp luật phá sản có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm