Phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn

15/10/2024
Lý Thông
Lý Thông
Khi thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty, có thể chia công ty thành hai loại cơ bản, đó là công ty đối nhân và công ty đối vốn.

1- Khái niệm công ty đối nhân và công ty đối vốn

Công ty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên, các thành viên có quan hệ gần gũi, tin tưởng nhau mà lập ra “góp danh”, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. 

Công ty đối vốn là những công ty chỉ quan tâm đến phần vốn góp mà không cần quan tâm đến nhân thân người góp vốn. Do việc thành lập chỉ quan tâm đến vốn góp nên thành viên công ty thường rất đông, những người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty đối vốn.

Như vậy, xuất phát từ định nghĩa, có thể thấy giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn có những điểm khác biệt như sau:

[a] Đặc điểm của công ty đối nhân và công ty đối vốn

Công ty đối nhân:

- Không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài sản công ty

- Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản hoặc ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. Không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty.

- Số lượng thành viên thường ít nên cơ cấu tố chức, hoạt động của công ty đối nhân thường đơn giản.

- Các thành viên phải tự nộp thuế thu nhập cá nhân, vì bản thân công ty không bị đánh thuế.

- Công ty tồn tại dưới dạng công ty hợp danh

Công ty đối vốn:

- Có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của cá nhân

- Thành viên công ty thường rất đông, những người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty

- Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân, các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty

- Công ty tồn tại dưới 02 loại là công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty Cổ phần

[b] Thuế của công ty đối nhân và công ty đối vốn

Công ty đối nhân: Các thành viên có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bản thân công ty không bị đánh thuế.

Công ty đối vốn: Công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên phải đóng thuế thu nhập.

[c] Tính ổn định của công ty đối nhân và công ty đối vốn

Công ty đối nhân: Trường hợp có 1 thành viên của công ty rút khỏi công ty mà không có thành viên khác thay thế thì công ty có thể phải giải thể

Công ty đối vốn: Việc thành viên rút vốn không ảnh hưởng nhiều tới sự tồn tại của công ty

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Ưu, nhược điểm của công ty đối nhân và công ty đối vốn

[a] Ưu nhược điểm của công ty đối nhân

Ưu điểm:

- Công ty dạng này có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (các thành viên công ty) để xây dựng được hình ảnh tốt đẹp cho công ty. 
- Bởi vì có các thành viên liên đới sẽ cùng chịu trách nhiệm vô hạn như công ty hợp danh nên dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ đối tác kinh doanh, bạn hàng. 
- Việc điều hành công ty quản lý cũng không quá phức tạp do số lượng thành viên không nhiều và thường chủ yếu là những người có uy tín, sự tin tưởng lẫn nhau một cách tuyệt đối.

Nhược điểm

-Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là cực kỳ cao.

[b] Ưu nhược điểm của công ty đối vốn

Ưu điểm

- Được những người kinh doanh ưa chuộng lựa chọn vì chế độ trách nhiệm hữu hạn nên rất phổ biến.
- Điều đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào các khu vực rủi ro lớn và khả năng họ phân tán vốn đầu tư vào nhiều cơ sở kinh doanh khác nhau, tạo điều kiện cho thị trường vốn ra đời, phát triển. 

Nhược điểm

- Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên dễ gây rủi ro cho khách hàng.
- Do chỉ quan tâm đến vốn góp, thành viên rất đông có thể ảnh hướng đến nhóm quyền lợi trong công ty, việc quản lí công ty là rất phức tạp và khó khăn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19819 sec| 956.547 kb