Phân biệt tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản

24/06/2024
Đinh Hồng Giang
Đinh Hồng Giang
Tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản đều là các tội phạm xâm phạm về quyền sở hữu. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm mà nhiều người vẫn thường nhầm lẫn. Bài viết sau đây sẽ phân tích về sự khác nhau giữa hai loại tội phạm này.

1- Cấu thành tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017

Theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017, tội cướp tài sản được quy định như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

1.1- Khách thể của tội cướp tài sản

Khách thể của tội cướp tài sản gồm:

(i) Quan hệ tài sản

(ii) Quan hệ nhân thân

Tội cướp tài sản là tội phạm xâm phạm cùng lúc hai khách thể, do đó, trường hợp chỉ xâm phạm đến một trong hai khách thể thì chưa thỏa mãn cấu thành tội cướp tài sản. Đặc biệt, tội cướp tài sản sẽ xâm phạm đến quan hệ nhân thân đầu tiên, thông qua việc xâm phạm quan hệ nhân thân, người phạm tội mới xâm phạm đến quan hệ tài sản (Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp)

1.2- Chủ thể của tội cướp tài sản

Chủ thể của tội cướp tài sản là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự

(i) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

(ii) Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặcđặc biệt nghiêm trọng của tội cướp tài sản

1.3- Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn được mô tả trong điều luật

(i) Hành vi dùng vũ lực: Người phạm tội dùng vũ lực để tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm xóa bỏ sự phản kháng, lấn át của người cản trở để chiếm đoạt tài sản đó.

(ii) Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Người phạm tội đe dọa dùng vũ lực ngay tại thời điểm phạm tội, được thể hiện bằng lời nói hoặc cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người cản trở nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

(iii) Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội dùng mọi cách thức, thủ đoạn đưa nạn nhân rơi vào tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản.

1.4- Mặt chủ quan

(i) Về mặt lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp

(ii) Về động cơ phạm tội: Tư lợi cá nhân, mong muốn chiếm đoạt tài sản đó thể thu lợi từ giá trị tài sản mang lại.

(iii) Về mục đích phạm tội: Chiếm đoạt tài sản của người khác và ý định chiếm đoạt này phải được nảy sinh từ trước.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 nhưng không nêu rõ định nghĩa thế nào là trộm cắp tài sản. Tuy nhiên dựa vào các yếu tố cấu thành hành vi, thì trộm cắp tài sản có thể được hiểu là cá nhân cố ý thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính từ giá trị tài sản đó mang lại.

2.1- Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tức quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2.2- Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự

(i) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

(ii) Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặcđặc biệt nghiêm trọng của tội cướp tài sản

2.3- Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

(i) Về mặt hành vi: Hành vi phạm tội này có mang tính chất chiếm đoạt tài sản nhưng sự chiếm đoạt ở đây được thực hiện bằng hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của cá nhân, tổ chức quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan như chen lấn, xô đẩy,...nhằm tiếp cận cá nhân, tổ chức để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

(ii) Lưu ý: Chỉ những giá trị tài sản bị trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản; còn nếu tài sản trộm cắp có trị giá dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các điều kiện khác.

2.4- Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản

(i) Về mặt lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp.

(ii) Về động cơ phạm tội: Tư lợi cá nhân, mong muốn chiếm đoạt tài sản đó thể thu lợi từ giá trị tài sản mang lại.

(iii) Về mục đích phạm tội: Chiếm đoạt tài sản của người khác và ý định chiếm đoạt này phải được nảy sinh từ trước.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

3- Phân biệt tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản

Qua phân tích bên trên, mặt chủ quan, chủ thể của tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản đều giống nhau. Để phân biệt hai loại tội này, ta phải dựa vào yếu tố khách thể và mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

(i) Đối với tội trộm cắp tài sản: người phạm tội trộm cắp tài sản phải có hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, v.v. để chiếm đoạt tài sản mà người bị trộm tài sản không biết về việc mình bị mất tài sản. Ngoài ra, giá trị tài sản bị mất phải từ 2 triệu đồng trở lên thì mới được coi là phạm tội trộm cắp tài sản.

(ii) Đối với tội cướp tài sản: Người phạm tội cướp tài sản trước tiên phải có hành vi công khai dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác làm người có tài sản không thể phản kháng lại việc cưỡng đoạt tài sản của người phạm tội. Do đó, đối với trường hợp cướp tài sản, người có tài sản phải nhận biết việc mình cướp tài sản hoặc người phạm tội dùng thủ đoạn làm cho người có tài sản lâm vào tình trạng không thể nhận biết và phản kháng lại hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Phân biệt tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Phân biệt tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Phân biệt tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.46604 sec| 974.859 kb