Phân biệt tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

02/04/2023
Tội lừa dối khách hành và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 2 tội danh có nhiều điểm chung trong cấu thành tội phạm như: cùng thể hiện bằng thủ đoạn, hành vi gian dối hay đều có hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản của người khác. Tuy nhiên, giữa hai tội này tồn tại nhiều điểm khác nhau chúng ta cần biết để phân biệt rõ ràng hai tội phạm trên.

1- Phân biệt tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cả hai tội đều thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đều thấy trước hành vi của mình là gian dối, trái pháp luật, nguy hiểm; tuy nhiên người phạm tội mong muốn thực hiện được hành vi của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Tội lừa dối khách hành và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 2 tội danh có nhiều điểm chung trong cấu thành tội phạm như: cùng thể hiện bằng thủ đoạn, hành vi gian dối hay đều có hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản của người khác. Tuy nhiên, giữa hai tội này tồn tại nhiều điểm khác nhau chúng ta cần biết để phân biệt rõ ràng hai tội phạm trên.

2- Căn cứ pháp lý về tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là 'Bộ luật Hình sự năm 2015') như sau:

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: (a) Có tổ chức; (b) Có tính chất chuyên nghiệp; (c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; (d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: (a) Có tổ chức; (b) Có tính chất chuyên nghiệp; (c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; (d) Tái phạm nguy hiểm; (đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; (e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (b) (được bãi bỏ); (c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; (b) (được bãi bỏ); (c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3- Điểm giống nhau giữa tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(i) Mặt khách quan của tội phạm: cả hai tội đều thực hiện hành vi phạm tội bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

(ii) Mặt chủ quan của tội phạm: cả hai tội đều thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đều thấy trước hành vi của mình là gian dối, trái pháp luật, nguy hiểm; tuy nhiên người phạm tội mong muốn thực hiện được hành vi của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác.

4- Điểm khác nhau giữa tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(i) Mô tả tội phạm

- Tội lừa dối khách hàng: Là hành vi tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là tội mà người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó

(ii) Khách thể của tội phạm

- Tội lừa dối khách hàng: là trật tự kinh doanh xã hội chủ nghĩa và lợi ích của người tiêu dùng.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là quyền sở hữu tài sản của người khác

(iii) Hành vi khách quan của tội phạm

- Tội lừa dối khách hàng: gian dối trong các lĩnh vực mua, bán bằng thủ đoạn cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo mặt hàng để lấy tiền của khách hàng.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản: dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin tưởng vào sự gian dối mà trao tài sản cho người phạm tội

(iv) Chủ thể của tội phạm:

- Tội lừa dối khách hàng: Là những người làm nghề mua, bán hàng.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: bất kỳ người nào

(v) Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Tội lừa dối khách hàng: Không quy định định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được bằng thủ đoạn gian dối trong mua, bán

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

(vi) Hình phạt cao nhất:

- Tội lừa dối khách hàng: Hình phạt cao nhất là 7 năm tù

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất và mức độ nguy hiểm hơn so với tội lừa dối khách hàng. Tuy có nhiều điểm tương đồng, song hai tội danh này lại có nhiều điểm khác nhau để phân biệt như trên.

5- Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

0 bình luận, đánh giá về Phân biệt tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.68677 sec| 973.984 kb