Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con

16/02/2023
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ và con được thực hiện sẽ mang lại những lợi ích về tinh thần cho cha mẹ và con; thể hiện sự gắn kết yêu thương và những giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữa cha mẹ và con. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa cha mẹ với con, phản ánh tính gắn kết tự nhiên của mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Các quyền và nghĩa vụ này được pháp luật bảo vệ.

1- Nghĩa vụ và quyền thể hiện mối liên hệ tình cảm giữa cha mẹ và con

[a] Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ yêu thương, chăm sóc con 

Xuất phát từ mối liên hệ tình cảm giữa cha mẹ và con, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc con của cha mẹ. Quyền và nghĩa vụ này chịu sự chi phối bởi yếu tố tình cảm, phản ánh nét đặc trưng của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc con là nghĩa vụ chung của cha mẹ. Con dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con đẻ hay con nuôi, con trai hay con gái đều có quyền được hưởng sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ một cách bình đẳng.

[b] Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ giáo dục con

Theo quy định tại Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con; Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập; Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con; Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con; Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, quyền được giáo dục của trẻ em là một quyền cơ bản nằm trong nhóm quyền được phát hiển của trẻ. Trẻ em cần phải nhận được một sự giáo dục tốt để phát ưiển lành mạnh về thể chất và tinh thần. Với ý nghĩa này, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên phải được xác định là quyền của cha mẹ.

Vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ nghĩa vụ và quyền của cha mẹ là phải chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập, phải tạo điều kiện để con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận. Cha mẹ tôn trọng chính kiến của con, không áp đặt con mà chỉ hướng dẫn, định hướng để con phát triển tự nhiên. Cha mẹ cũng phải có trách nhiệm làm gưong để con noi theo.

Bởi vì, giáo dục gia đình có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Nếu cha mẹ không thực sự gương mẫu, có những hành vi không đúng mực sẽ tác động đến con theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thực hiện phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức để giáo dục con có hiệu quả. Thực hiện nghĩa vụ và quyền giáo dục con, cha mẹ phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật, đối xử bình đẳng đối với các con, không được phân biệt đối xử với các con trên cơ sở giới.

Như vậy, pháp luật quy định cụ thể giới hạn trách nhiệm của cha mẹ đối với con. Theo đó, cha mẹ phải thực hiện những việc nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của con. Cha mẹ không được phép thực hiện các hành vi gây bất lợi đối với con, xâm hại đến quyền và lợi ích họp pháp của con.

Trường họp cha mẹ vi phạm sẽ có các chế tài phù họp để xử lý đối với các hành vi vi phạm. Đây là biện pháp cần thiết để hạn chế tình trạng lạm quyền của cha mẹ đối với con. ở Việt Nam, do ảnh hưởng nhất định bởi tư tưởng trọng nam, kinh nữ cũng như thói quen của người gia trưởng nên tình trạng lạm quyền của cha mẹ đối với con, tình trạng phân biệt đối xử đối với con gái vẫn còn tồn tại. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của con.

Do đó, quy định cụ thể về những việc mà cha mẹ không được làm có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa tình trạng lạm quyền của cha mẹ đối với con, góp phần bảo đảm tốt quyền và lợi ích họp pháp của con: Quyền và nghĩa vụ của con; Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật, được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản đế tự nưôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc; Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình; Con được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

Con có quyền được hưởng sự chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng của cha mẹ nhưng con cũng có bổn phận với cha mẹ và gia đình. Theo quy định của pháp luật hiện hành, con có bổn phận: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù họp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Con đã thành niên khi sống cùng với cha mẹ, có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù họp với khả năng của mình; Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ phản ánh rõ những nét đẹp trong đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Làm con thì phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ, phải biết giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Bổn phận ấy của người làm con không chỉ thể hiện lòng tôn kính với cha mẹ mà còn thể hiện trách nhiệm của con đối với gia đình, giúp các con ý thức hơn trách nhiệm của mình đối với gia đình, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, hạnh phúc.

Có thể nói, nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định dựa trên nền tảng đạo đức của người Việt Nam. Từ xa xưa đến nay, người Việt Nam luôn coi trọng chữ hiếu. Trong Bộ luật Hồng Đức, bất hiếu được xếp vào tội “thập ác” và bị xử phạt rất nặng. Vì thế, khi người con không làm tròn chữ hiếu thì bị xã hội lên án, bị người đời cười chê. Do vậy, trên thực tế, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con không chỉ là nghĩa vụ về mặt pháp lý mà còn là yêu cầu quan trọng đối với phẩm giá của con người trong đạo xử thế. Cho nên, nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ thường được con cái tôn trọng thực hiện.

Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là quyền bình đắng giữa các con. Các con dù là con trai hay con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú đều có nghĩa vụ như nhau đối với việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Trường hợp con có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, hành hạ cha mẹ thì tùy từng mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà có thể áp dụng các chế tài phù họp đế xử lý đối với hành vi vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest 

2- Quyền đối với họ tên, dân tộc, quốc tịch của con

Quyền đối với họ, tên, dân tộc, quốc tịch là một quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các quyền nhân thân này được quy định trong Bộ luật Dân sự và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Theo quy định của pháp luật hiện hành, con chịu sự chi phối đương nhiên của cha mẹ đối với các vấn đề pháp lý về nhân thân như họ, tên, dân tộc, quốc tịch.

[a] Quyền có họ, tên của con

Con có quyền có họ, tên. Theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2015, họ của con được xác định như sau: Họ của con được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường họp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường họp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầư cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Họ, tên của một người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống cá nhân của người đó. Vì vậy, ngoài việc quy định cụ thể về việc xác định họ của mỗi cá nhân, pháp luật cũng quy định rõ về việc đặt tên. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Có thể nói, quy định này đã hạn chế sự tùy tiện trong việc đặt tên con của cha mẹ vì tên gọi của con phản ánh rõ nét nhất sự chi phối đương nhiên của cha mẹ đối với con.

Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định rõ về vấn đề này, do vậy đã có trường hợp cha mẹ đặt tên cho con gây nhiều tranh cãi. Ví dụ, cha mẹ đặt tên cho con bằng tiếng Anh, đặt tên bằng chữ số... Những cái tên như vậy gây phiền toái nhất định cho con. Vì vậy, ngoài việc quy định về việc đặt tên, Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định việc hạn chế đặt tên trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Con có quyền có họ, tên. Xuất phát từ quy định này, pháp luật cũng quy định cụ thể về quyền được thay đổi họ, tên của con. Con có quyền thay đổi họ, tên theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi họ, tên cho con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của con.

[b] Quyền của cha mẹ xác định, xác định lại dân tộc của con

Con có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. Dân tộc của con được xác định như sau: Con khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường họp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường họp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường họp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nưôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Như vậy, giống như họ, tên, dân tộc của con cũng chịu sự chi phối đương nhiên từ cha mẹ. Tuy nhiên, do đặc thù của vấn đề pháp lý này, dân tộc của con không thể thay đổi vì lý do đã làm con nuôi người khác. Vì vậy, đứa trẻ chỉ được xác định dân tộc theo cha mẹ nưôi khi đứa trẻ là người bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ. Ngoài ra, con có quyền xác định lại dân tộc theo quy định của pháp luật.

Việc xác định lại dân tộc của con được đặt ra trong trường hợp xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau hoặc xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. Có thể thấy, yếu tố huyết thống luôn được xem là yếu tố mang tính chất quyết định tới việc xác định dân tộc của con. Do vậy, khi một đứa trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi đã được xác định dân tộc theo cha mẹ nuôi nhưng sau đó lại xác định được cha mẹ đẻ của đứa trẻ thì đứa trẻ vẫn có quyền xác định lại dân tộc theo cha mẹ đẻ.

[c] Quyền của cha mẹ đối với quốc tịch của con

Quyền có quốc tịch của mỗi cá nhân đuợc quy định trong Bộ luật Dân sự và cụ thể hóa trong Luật Quốc tịch Việt Nam: “ở nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch”.  Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, việc xác định quốc tịch của con đuợc xem xét theo nguyên tắc huyết thống. Theo đó, người con có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ hoặc một bên cha mẹ là người Việt Nam không kể trẻ em đó sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, quốc tịch của con chưa thành niên luôn phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quyền đối với họ, tên, quốc tịch, dân tộc của con có mối liên hệ mật thiết với quyền được khai sinh của con. Bởi vì, Giấy khai sinh chính là chứng thư pháp lý quan trọng, xác định rõ cá nhân đó là ai với các thông tin cụ thể về họ, tên, quốc tịch, dân tộc. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân được bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, pháp luật cũng quy định cụ thể về quyền khai sinh, vấn đề đăng ký khai sinh cho trẻ em. Theo đó, con có quyền được khai sinh, cha mẹ có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho con. Việc đăng ký khai sinh cho con là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền có họ, tên, quốc tịch của con, đồng thời cũng là tiền đề để cha mẹ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của con theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Quyền của cha mẹ đại diện giữa cha mẹ và con

Theo quy định tại Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Vì vậy, vớì tư cách là người đại diện theo pháp luật của con, cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

Cha mẹ là người đại diện của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Đây là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của cha mẹ. Cha mẹ bình đẳng với nhau trong mối quan hệ với các con. Vì thế, cha, mẹ cũng được xác định là phải chịu trách nhiệm liên đới đối với việc thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản của con đối với các trường hợp nêu trên. Quy định này không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của những người có liên quan, góp phần ổn định đời sống hôn nhân và gia đình.

Con là người giám hộ đương nhiên của cha, mẹ khi cha, mẹ đều là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người giám hộ cho một người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau :

+ Vợ hoặc chồng giám hộ cho chồng hoặc vợ của mình khi người kia là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

+ Con đã thành niên giám hộ cho cha hoặc mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

+ Cha mẹ giám hộ cho con mất năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, khi cha mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ theo thứ tự liệt kê trên hoặc có nhưng những người này không có đủ điều kiện là người giám hộ thì con là người giám hộ đương nhiên của cha mẹ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015, con cả sẽ là người giám hộ cho cha mẹ, nếu người con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo sẽ là người giám hộ của cha mẹ. Người con được xác định là người giám hộ của cha mẹ sẽ là người đại diện cho cha mẹ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, ngay cả khi cha mẹ có những người giám hộ đương nhiên theo thứ tự được xác định nêu trên, con vẫn có thể trở thành người giám hộ của cha mẹ nếu bình thường cha mẹ lựa chọn một người con là người giám hộ thì khi cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự người con đó sẽ là người giám hộ của cha mẹ. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là phù hợp, bởi vì thế hiện sự tôn trọng ý chí của chủ the là người được giám hộ. Trong trường hợp này, “sự lựa chọn” của người được giám hộ đã được xem xét và bảo vệ, điều này ít nhiều bảo vệ được lợi ích của người được giám hộ với một quan hệ vốn hết sức nhạy cảm, đó là quan hệ giám hộ.

Như vậy, với tư cách là người giám hộ của cha, mẹ, con cũng có quyền đại diện cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.26924 sec| 1018.82 kb