Pháp luật về ngoại hối của Việt Nam

23/02/2023
Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có thẩm quyền thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối bằng cách tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngoại hối, thông qua đó nhằm thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vì được Chính phủ phân cấp cho Ngân hàng nhà nước và một số Bộ có liên quan trực tiếp thực hiện các hành vi quản lí nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
-

Nội dung bài viết

I- Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối

1- Các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về ngoại hối

Quản lí nhà nước về kinh tế nói chung và quản lí nhà nước về ngoại hối nói riêng là hoạt động mang tính chức năng thuộc thẩm, quyền của các cơ quan hành pháp. Theo dữ liệu tại Điều 40 Văn bản hợp nhất số 07/2013/ VBHN-VPQH ngày 11/07/2013 về Pháp lệnh ngoại hối, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí ngoại hối ở Việt Nam bao gồm:

- Chính phủ là cơ quan hành pháp có thẩm quyền chung, chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc thực hiện vai trò thống nhất quản lí nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này, Chính phủ phân cấp cho Ngân hàng nhà nước và một số Bộ có liên quan trực tiếp thực hiện các hành vi quản lí nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan chức năng của Chính phủ, được Chính phủ trao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi thực hiện thẩm quyền này, Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ. Ngoài ra, với vai trò là ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có thẩm quyền thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối bằng cách tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngoại hối, thông qua đó nhằm thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quy định tại Điều 31 Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, thẩm quyền quản lí nhà nước về ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được dự liệu với những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1) Quản lí ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2) Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.
3) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.
4) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
5) Tổ chức, quản lí, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
6) Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 32 của Luật ngân hàng nhà nước năm 2010, Ngân hàng nhà nước còn được trao thẩm quyền quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước để trực tiếp thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, điều hoà cán cân thanh toán quốc tế... Trong khi thực hiện thẩm quyền này, Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ phải báo cáo với Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động của dự trữ ngoại hối nhà nước. Việc sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ tài chính là cơ quan được giao quyền kiểm tra việc quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

2- Đối tượng quản lí nhà nước về ngoại hối

Quản lí nhà nước về ngoại hối là sự tác động của Nhà nước bằng những phương thức khác nhau đến hành vi xử sự của những chủ thể có ngoại hối hay có hoạt động ngoại hối. Vì vậy, đối tượng quản lí nhà nước về ngoại hối không phải chính bản thân ngoại hối mà là các tổ chức, cá nhân có ngoại hối hay có hoạt động ngoại hối. Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số 07/2013/ VBHN-VPQH ngày 11/7/2013 về Pháp lệnh ngoại hối, đối tượng chịu sự quản lí nhà nước về ngoại hối bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;
- Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối.

Như vậy, có hai dấu hiệu cơ bản để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng chịu sự quản lí nhà nước về ngoại hối. Hai dấu hiệu đó là:
- Tổ chức, cá nhân phải là người cư trú, người không cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.

3- Nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối

Như trên đã đề cập, Nhà nước thực hiện việc quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng phương thức chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lí ngoại hối; quy định những hành vi pháp lí cụ thể mà các chủ thể có hoạt động ngoại hối phải thực hiện (với tư cách là nghĩa vụ) hoặc có thể thực hiện (với tư cách là quyền); quy định các chế tài áp dụng đối với người vi phạm pháp luật về ngoại hối. Vì vậy, nghiên cứu nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối có nghĩa là nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau đây:    .
- Các chủ thể và phạm vi thẩm quyền của các chủ thể đó trong hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối;
- Chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động ngoại hối;
- Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động ngoại hối;
- Chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối.

II- Pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối

1- Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vãng lai

Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người có thể xem thêm khái niệm về người cư trú và người không cư hú tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013 về Pháp lệnh ngoại hối. Không cư trú không vì mục đích chuyển vốn. Các giao dịch vãng lai chủ yếu bao gồm việc thanh toán và chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú nhưng không vì mục đích chuyển vốn để đầu tư. Trên nguyên tắc, các giao dịch này được tự do thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, miễn sao phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát ngoại hối. Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày 11/07/2013 về Pháp lệnh ngoại hối, giao dịch vãng lai được nhà làm luật định nghĩa là “giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn”. Trước đây, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối có quy định cụ thể các giao dịch vãng lai bao gồm:
- Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam;
- Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài;
- Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất, nhập cảnh.


Hiện nay, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP đã bị thay thế bởi Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 và trên thực tế. Gần đây, chính sách ngoại hối của Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng mở cửa và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Có thể tìm hiểu thêm quy định này tại Điều 5 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.
Nghị định này không quy định cụ thể giao dịch vãng lai bao gồm những giao dịch nào. Đây có thể xem là một điểm chưa hợp lí của Nghị định số 70/2014/NĐ-CP vì chính điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc xác định đâu là giao dịch vãng lai và đâu là giao dịch vốn để từ đó áp dụng pháp luật cho phù hợp và chính xác. Có thể nhận thấy mặc dù Nghị định số 70/2014/NĐ-CP không quy định cụ thể giao dịch vãng lai bao gồm những giao dịch nào nhưng Nghị định này vẫn có những quy định khá chi tiết về từng loại giao dịch vãng lai theo cách phân loại trước đây của Nghị định số 160/2006/NĐ-CP. Cụ thể là:

Thứ nhất, đối với giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP, người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép.

Thứ hai, đối với giao dịch chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam: Người cư trú là tổ chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức till dụng được phép. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 13 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP.

Thứ ba, đối với giao dịch chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài: Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích như: 
(i) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; 
(ii) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; 
(iii) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

(iv) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
(v) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; 
(vi) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài; 
(vii) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lí của từng giao dịch chuyển tiền.

Thứ tư, đối với giao dịch mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất, nhập cảnh: Người cư trú và người không cư trú là cá nhân khi xuất, nhập cảnh được phép mang theo người số lượng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam bằng tiền mặt theo mức quy định của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kì, phù hợp với chính sách quản lí ngoại hối của Nhà nước. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt. Riêng người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.

2- Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vốn

Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú với mục đích đầu tư. Theo quy định của pháp luật hiện hành, giao dịch vốn bao gồm các hình thức sau đây:
- Đầu tư trực tiếp;
- Đầu tư gián tiếp vào các giấy tờ có giá;
- Vay và trả nợ nước ngoài;
- Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác.

Các phân tích dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn bản chất của từng loại giao dịch này.

a) Giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng vốn ngoại tệ

Giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng ngoại tệ được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc các tài sản khác trị giá được bằng ngoại tệ nhằm thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và trực tiếp quản lí hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư. Chủ thể tham gia giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng ngoại tệ bao gồm người cư trú và người không cư trú. Các chủ thể này có thể tham gia giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tư cách là người nhận đầu tư hoặc người đầu tư. Để thực hiện các hoạt động đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam, người cư trú và người không cư trú phải tuân thủ các quy định sau đây về quản lí ngoại hối: Khi chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.

- Trong quá trình tiếp nhận và quản lí, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ, người cư trú là doanh nghiệp. Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức như: thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam; góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp tại Việt Nam; kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng H ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.

- Khi chuyển vốn ra nước ngoài dưới dạng vốn điều lệ, vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay, lãi và chi phí vay nước ngoài, các khoản thu nhập hợp pháp khác từ quá trình đầu tư, nhà đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện chuyển vốn thông qua tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ đã mở tại tổ chức tín dụng. Trong trường hợp có nguồn thu là tiền Việt Nam thì người cư trú, người không cư trú có quyền chuyển đổi thành ngoại tệ bằng cách mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để chuyển số ngoại tệ đó ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

b) Giao dịch đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bằng ngoại tệ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà đầu tư là người cư trú có quyền đầu tư vốn ra nước ngoài dưới các hình thức như:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lí và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài; 
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Để thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng các nguồn vốn ngoại tệ tự có trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ, nguồn vốn ngoại tệ mua từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn ngoại tệ vay từ tổ chức, cá nhân để đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua hình thức mua chứng khoán và các giấy tờ có giá phát hành ở nước ngoài). Khi chuyển vốn ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện việc đầu tư, người cư trú là tổ chức, cá nhân phải mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, đồng thời phải đăng kí tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng nhà nước. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam xác nhận.


Trong quá trình thực hiện đầu tư, mọi giao dịch chuyển ngoại tệ và thu, chi ngoại tệ đều phải thực hiện thông qua tài khoản này. Riêng đối với người cư trú là tổ chức tín dụng thì việc chuyển vốn ra nước ngoài hoặc chuyển vốn từ nước ngoài về Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Khi kết thúc năm tài chính hoặc khi chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển toàn bộ lợi nhuận, các khoản thu nhập hợp pháp khác hoặc vốn đầu tư về Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ. Trường hợp nhà đầu tư Việt Nam muốn sử dụng lợi nhuận có được ở nước ngoài để tái đầu tư hoặc muốn kéo dài thời hạn đầu tư ở nước ngoài thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải đăng kí với Ngân hàng nhà nước.

c) Giao dịch vay, cho vay nước ngoài bằng ngoại tệ

Giao dịch vay, cho vay nước ngoài bằng ngoại tệ được hiểu là sự thoả thuận giữa Chính phủ, người cư trú là tổ chức, cá nhân Việt Nam với chính phủ, người không cư trú là tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng quốc tế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ hoặc người cư trú là tổ chức, cá nhân Việt Nam được kí kết các hợp đồng tín dụng với bên nước ngoài gồm chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, người không cư trú là tổ chức, cá nhân nước ngoài với tư cách là người đi vay hoặc người cho vay để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của mình. Đối với giao dịch vay, cho vay nước ngoài của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan đại diện cho Chính phủ trong việc đàm phán với bên nước ngoài về số vốn vay, thời hạn cho vay, lãi suất vay và phương thức hoàn trả vốn vay. Đối với các giao dịch vay, cho vay nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế (bao gồm cả các tồ chức tín dụng), việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng với bên nước ngoài phải tuân thủ các quy định về điều kiện vay, điều kiện cho vay, đăng kí khoản vay, mở và sử dụng tài khoản vốn vay, trả nợ, thu hồi nợ, rút vốn và chuyển tiền, báo cáo tình hình vay và cho vay, xác nhận đăng kí với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Riêng đối với trường hợp cho vay nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, về nguyên tắc chỉ được thực hiện sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Khi thực hiện hoạt động này, người cư trú là tổ chức kinh tế phải mở tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và thực hiện việc chuyển tiền, thu hồi nợ cho vay thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Đối với các giao dịch vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là cá nhân, việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng chỉ được thực hiện sau khi đã có sự cho phép của Thống đốc Ngân hàng nhà nước đồng thời đáp ứng được các điều kiện về vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Khi thực hiện các giao dịch này, người cư trú là cá nhân cũng phải thực hiện việc đăng kí khoản vay, mở và sử dụng tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp cần ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, người cư trú là cá nhân được quyền mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam, trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ chứng minh nhu cầu mua ngoại tệ.

d) Giao dịch phát hành chứng khoán trong và ngoài nước

Pháp luật hiện hành về chứng khoán ở Việt Nam cho phép người cư trú là tổ chức được phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài để huy động vốn cho các hoạt động của mình. Ngược lại, pháp luật cũng cho phép người không cư trú là tổ chức được phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Khi thực hiện hoạt động phát hành chứng khoán, ngoài việc tuân thủ các quy định về điều kiện phát hành chứng khoán và thủ tục phát hành chứng khoán do pháp luật về chứng khoán quy định, người cư trú và người không cư trú là tổ chức phát hành còn phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ (đối với tổ chức phát hành là người cư trú) hoặc bằng đồng Việt Nam (đối với tổ chức phát hành là người không cư trú) tại tổ chức tín dụng được phép. Mọi giao dịch liên quan đến việc phát hành chứng khoán đều phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Đối với nguồn vốn thu được từ phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, tổ chức phát hành là người không cư trú được phép chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3- Pháp luật điều chỉnh đối với hành vi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Theo pháp luật hiện hành, ngoài quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trong các giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam như dữ liệu tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối, người cư trú và người không cư trú có quyền sử dụng ngoại hối của mình trên lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc sau đây:

- Người cư trú và người không cư trú được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp của mình trên lãnh thổ Việt Nam như tiếp nhận ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào hoặc từ các nguồn thu ngoại tệ ở trong nước; chuyển ngoại tệ để bán cho các tổ chức tín dụng được phép; chi trả bằng ngoại tệ cho các giao dịch hợp pháp của mình thông qua tổ chức tín dụng, rút ngoại tệ tiền mặt để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân...

- Người cư trú là tổ chức, cá nhân có quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ của mình ở nước ngoài để thoả mãn các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hoạt động hoặc hết thời hạn ở nước ngoài, các tổ chức cá nhân là chủ tài khoản phải đóng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài và chuyển toàn bộ số dư ngoại tệ về nước.
Riêng đối với người cư trú là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.

- Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho tặng, thừa kế, bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang. Có thể xem thêm các quy định về việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú tại Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu và mục đích hợp pháp của mình. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép và được nhận tiền vốn gốc, tiền lãi bằng ngoại tệ.

- Người không cư trú là tổ chức, cá nhân được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định của pháp luật. Người cư trú là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi và giao dịch đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người cư trú và người không cư trú là cá nhân được sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để giao dịch với khách hàng thông qua các tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị chấp nhận thẻ. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ ngân hàng thanh toán thẻ.

4- Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối

Cung ứng dịch vụ ngoại hối là hoạt động cần thiết trong đời sống kinh tế-xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng ngoại hối đa dạng của tổ chức, cá nhân trong hoạt động dân sự và thương mại. ở các nước trên thế giới, hoạt động này thường được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp là ngân hàng. Còn ở Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối hiện nay có thể được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài ra, các tổ chức khác nếu thoả mãn điều kiện do pháp luật quy định thì cũng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối nhưng chỉ đóng vai trò là những tổ chức hỗ trợ cho hoạt động của tổ chức tín dụng.

a) Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng là ngân hàng

Cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường lâu nay luôn được xem là nội dung quan trọng trong cấu trúc nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng. Để cung ứng dịch vụ ngoại hối đến tay khách hàng với chất lượng tốt nhất, các ngân hàng phải kí kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ ngoại hối. Hợp đồng này có thể do từng ngân hàng quy định mẫu hoặc tuân theo mẫu chung về hợp đồng do Hiệp hội ngân hàng quy định. Đôi khi, trong trường hợp Hiệp hội ngân hàng chưa quy định, một số mẫu hợp đồng dịch vụ ngoại hối có thể được các ngân hàng vận dụng theo nguyên mẫu đã được sử dụng thường xuyên trong tập quán và thông lệ quốc tế. Việc sử dụng các mẫu hợp đồng này có thể thích hợp trong bối cảnh tự do hoá dịch vụ ngân hàng và hội nhập quốc tế, vì nó cho phép các bên có thể tránh được những rủi ro trong giao dịch bởi sự khác biệt về khung khổ pháp lí giữa các quốc gia. Theo quy định hiện hành, khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng nhà nước quy định, các tổ chức tín dụng là ngân hàng được phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối sau đây:

- Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền lựa chọn, giao dịch hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế;
- Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của pháp luật;
- Phát hành và làm đại lí phát hành thẻ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế cho người cư trú và người không cư trú, thực hiện các nghiệp vụ nhận và chi trả ngoại tệ;
- Chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;
- Uỷ nhiệm cho tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác làm đại lí cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ..
- Cung cấp dịch vụ ủy thác và quản lí tài sản bằng ngoại hối;
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối (ví dụ, mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh và đại lí phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ...);
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
- Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Trong quá trình cung cấp các dịch vụ ngoại hối, mỗi ngân hàng phải niêm yết công khai bảng giá dịch vụ ngoại hối tại hội sở chính hoặc văn phòng giao dịch của chi nhánh, sở giao dịch để khách hàng tham khảo. Việc dành cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất về giá cả và chất lượng dịch vụ ngoại hối chính là cách để mỗi ngân hàng nâng cao uy tín và khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường.

b) Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Nếu các tổ chức tín dụng là ngân hàng được pháp luật cho phép cung ứng hệ thống dịch vụ ngoại hối đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng trên thị trường thì các tổ chức tín dụng phi ngân hàng lại chỉ được pháp luật cho phép cung ứng một số dịch vụ ngoại hối quan trọng, phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy mô hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Việc giới hạn phạm vi các dịch vụ ngoại hối được phép cung ứng bởi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là quy định cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này, đồng thời cũng giúp cho khách hàng có được những quyết định hợp lí cho mình khi phải lựa chọn giữa dịch vụ ngoại hối do ngân hàng và do tổ chức tín dụng phi ngân hàng cung cấp.

c) Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng

Đối với các tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng, việc pháp luật cho phép các tổ chức này được cung ứng một số dịch vụ ngoại hối trên thị trường, bên cạnh các tổ chức chuyên nghiệp như tổ chức tín dụng đã là một sự đổi mới rất đáng kề trong tư duy của các nhà soạn luật. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, hầu hết các dịch vụ ngoại hối được phép thực hiện bởi các tổ chức này đều là những dịch vụ ít quan trọng, không quá phức tạp về quy trình nghiệp vụ và chủ yếu được thực hiện với tư cách là bên đại lí được ủy quyền của tổ chức tín dụng. Trong trường hợp tổ chức kinh tế làm dịch vụ ngoại hối cho khách hàng với tư cách là đại lí được ủy quyền của tổ chức tín dụng, họ phải tiến hành đăng kí với Ngân hàng nhà nước về hoạt động này. Riêng đối với trường hợp tổ chức kinh tế muốn trực tiếp cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng với tư cách của chính mình thì phải thoả mãn một số điều kiện do Ngân hàng nhà nước quy định và phải được cơ quan này cấp giấy phép.

0 bình luận, đánh giá về Pháp luật về ngoại hối của Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.93678 sec| 1074.805 kb