Sản phẩm
Tin tức
Các loại hình bảo lãnh ngân hàng
Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nhằm mở rộng khả năng cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, pháp luật hiện hành quy định các tổ chức tín dụng được thực hiện những loại bảo lãnh ngân hàng sau đây: (i) Bảo lãnh vay vốn (hay bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay);(ii) Bảo lãnh thanh toán;(iii) Bảo lãnh dự thầu;(iv) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;(v) Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm;(vi) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước;(vii) Bảo lãnh đối ứng;(viii) Xác nhận bảo lãnh; (ix) Các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Các vấn đề pháp lý về Bảo lãnh Ngân hàng
Trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, phạm vi bảo lãnh được hiểu là giới hạn của nghĩa vụ tài sản mà bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện thay cho khách hàng là bên được bảo lãnh đối với bên có quyền. Do nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ tài sản và chỉ được thực hiện bằng tài sản của bên bảo lãnh nên phạm vi bảo lãnh phải do bên bảo lãnh tự quyết định và phải được ghi rõ trong văn bản bảo lãnh như một điều khoản chủ yếu.
Trên nguyên tắc, bên bảo lãnh có quyền tự quyết định bảo lãnh cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản của khách hàng được bảo lãnh đối với bên có quyền. Các nghĩa vụ tài sản có thể được bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng.
Khái niệm tranh chấp hợp đồng và các loại hợp đồng tín dụng thông dụng
Hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền người vay sau thời hạn nhất định nên thường dẫn tới rủi ro và bất trắc, chẳng hạn, người vay không thanh toán hoặc thanh toán khoản tiền vay không đúng hạn như đã thoả thuận. Vì thế, những tranh chấp từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra.
Khái niệm và các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng
Cho vay là hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Khái niệm cho vay, theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc một người thỏa thuận để cho người khác được quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình đối với người đó.
Xét về mặt lí thuyết, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau và mỗi cách phân loại đều đem lại những ý nghĩa, tác dụng nhất định.
Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Khi có bảo hiểm tiền gửi ra đời, hoạt động có hiệu quả thì số lượng các ngân hàng bị tuyên bố phá sản đã giảm đi rõ rệt. Bởi vì, nhờ có bảo hiểm tiền gửi đã ngăn chặn sự đổ vỡ mang tính dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định, an toàn cho các tổ chức tín dụng. Nhờ có bảo hiểm tiền gửi mà quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm và từ đó các tổ chức tín dụng đã tạo dựng được niềm tin cho người gửi tiền, nhiều người dân có tiền đã tích cực gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, qua đó các tổ chức tín dụng huy động nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội để cho vay và làm các dịch vụ ngân hàng khác, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng đã tăng lên rõ rệt, nền kinh tế đất nước phát triển, xã hội ổn định.
Pháp luật về ngoại hối của Việt Nam
Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có thẩm quyền thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối bằng cách tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngoại hối, thông qua đó nhằm thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vì được Chính phủ phân cấp cho Ngân hàng nhà nước và một số Bộ có liên quan trực tiếp thực hiện các hành vi quản lí nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Pháp Luật về Công ty cho thuê tài chính
Dịch vụ cho thuê tài chính khá phổ biến và các tổ chức kinh doanh dịch vụ này cũng rất đa dạng. Nếu trước đây chỉ có các công ti tài chính hoạt động cho thuê tài chính thì hiện nay ngoài công ti tài chính còn có cả các ngân hàng, công ti bảo hiểm, các công ti môi giới thực hiện các giao dịch này.
ở Việt Nam, dịch vụ cho thuê tài chính do các công ti cho thuê tài chính và ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, trường hợp ngân hàng muốn hoạt động cho thuê tài chính phải thành lập hoặc mua lại công ti con, công ti liên kết để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Như vậy, thực chất chỉ có các công ti cho thuê tài chính độc lập và công ti cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng được trực tiếp cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính.
Hệ thống các quy chế của tổ chức tín dụng
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Sau khi được cấp giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Pháp luật về chiết khấu các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện bởi các chủ thể bao gồm bên được chiết khấu (khách hàng) và bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) nên việc chiết khấu giấy tờ có giá là một quan hệ pháp luật, đồng thời là một hình thức cấp tín dụng và luôn chứa đựng sự rủi ro.
Thủ tục và phương thức chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với khách hàng
Về bản chất pháp lí, nghiệp vụ chiết khấu chỉ là quan hệ mua bán giấy tờ có giá nhưng việc mua bán này không hoàn toàn giống như việc mua bán một trái quyền dân sự hay mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, bởi lẽ, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá còn là một nghiệp vụ tín dụng. Vì thế, thủ tục chiết khấu các giấy tờ có giá ở tổ chức tín dụng có tính đặc thù, vừa mang dáng dấp của quan hệ mua bán giấy tờ có giá, vừa thể hiện trình tự giống như việc giao kết hợp đồng tín dụng và Nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách hàng và tổ chức tín dụng trong quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá, pháp luật hiện hành đã dự liệu các phương thức chiết khấu giấy tờ có giá gồm (i) Chiết khấu có thời hạn giấy tờ có giá và(ii) Chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi khoản nợ phát sinh từ giấy tờ có giá.
Khái quát chung về Luật Ngân hàng
Luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.