Pháp luật về thuế

"Nhà nước ổn định duy nhất là nhà nước mà ở đó tất cả con người đều bình đẳng trước pháp luật". 

Aristotle, nhà bác học Hy Lạp cổ đại

Pháp luật về thuế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước. Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước, là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. 

Pháp luật về thuế gồm: hệ thống chính sách pháp luật thuế; hệ thống quản lý nhà nước về thuế; Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế.

Thuế được phân loại theo đối tượng chịu thuế; phương thức đánh thuế; phạm vi thẩm quyền về thuế, gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế nhà thầu nước ngoài; thuế chuyển nhượng vốn; thuế nhập khẩu; thuế thu nhập cá nhân; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế tài nguyên; thuế áp dụng đối với bất động sản; thuế xuất khẩu; thuế bảo vệ môi trường.

Liên hệ

I- TỔNG QUAN VỀ THUẾ

1- Khái niệm và vai trò của thuế

Có nhiều cách hiểu về thuế. Nhưng về cơ bản, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giải cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước. Bởi vậy, thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thuế có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thứ hai. thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc. Để đảm bảo tập trung thu thuế trên phạm vi toàn xã hội, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp luật và phải chịu chế tài về dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chi phí nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định.

Thứ tư, thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước (ngân sách nhà nước) nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Thứ năm, các nguồn khác thường có giới hạn, không bền vững, không lâu dài. trong khi đó, tính bền vững của thuế có cơ sở là nền sản xuất xã hội với quá trình tái sản xuất diễn ra không ngừng. Bởi vậy, thuế là công cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Ngoài khoản thu về thuế, ngân sách nhà nước còn nhìn khoản thu về phí và lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước ủy quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng.

2- Phân loại thuế

Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mồi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:

[a] Phân loại theo đối tượng chịu thuế. 

Theo tiêu thức này có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:

Thuế thu nhập: Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần... Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế tiêu dùng: Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại, bao gồm: Thuế doanh thu. thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng...

Thuế tài sản: Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản, bao gồm: Thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định, thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính.

[b] Phân loại theo phương thức đánh thuế. 

Theo cách phân loại này thì hệ thống thuế gồm hai loại sau:

Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, bao gồm: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất...

Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...

Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế: Với cách phân loại này, có thể chia hệ thống thuế thành 2 loại:

Thuế thực: Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế, bao gồm: Thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản...

Thuế cá nhân: Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp thuế, là thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay lừ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo. Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế doanh nghiệp, thuế lợi nhuận siêu ngạch...

[c] Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế

Với cách phân loại này, hệ thống thuế có thể được chia thành 2 loại:

Thuế trung ương: là các hình thức thuế do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.

Thuế địa phương: là các hình thức thuế do chính quyền địa phương ban hành.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

II- PHÁP LUẬT VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ

1- Hệ thống chính sách pháp luật thuế

Việc phân chia nguồn thu các sắc thuế mà chính quyền địa phương được hưởng giữa chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã trong một tinh do chính quyền cấp tỉnh quy định.

Theo danh mục lệ phí và phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/200 l/PL-UBTVQH10, có khoảng 73 loại phí và 42 loại lệ phí. Từ ngày 01/01/2017, các loại phí và lệ phí sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Phí và lệ phí năm 2015.

Thu từ phí xăng, dầu là nguồn thu phân chia giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động sự nghiệp là nguồn thu của chính quyền địa phương.

2-  Hệ thống quản lý nhà nước về thuế

[a] Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về thuế;

[b] Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các luật thuế trong cả nước. Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:

- Hệ thống thu thuế nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất trong cả nước về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ chức thu thuế nếu không được sự ủy quyền của cơ quan thuế.

- Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đàm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác.

- Cơ quan thuế được tổ chức theo một mô hình thống nhất thành ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Việc quản lý biên chế, cán bộ, ngân sách hoạt động, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế.

[c] Cơ quan thuế ở địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tinh.

[d] Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước, có tư cách pháp nhân.

3-  Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nội địa:

Tổng cục Thuế: Tổng cục Thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế nhà nước cùng với Tổng Cục hải quan.
Tổng Cục Thuế có nhiệm vụ tham mưu soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nước và từng địa phương; tổ chức phổ biến, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các luật thuế trong cả nước; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về thuế và sử dụng cán bộ thuê;tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra quá trình chấp hành các luật thuế để việc thực hiện các luật thuế đạt được kết quả cao; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế... (Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế được quy định tại Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phú).

Cục Thuế: Cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu bộ máy của Cục Thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thu thuế.
Cục Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như: Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục Thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế được quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Chi cục Thuế: Chi cục Thuế là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, được tổ chức tại tất cả cấp huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế.

Chi cục Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn như: tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình, biện pháp, nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bản; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng luật thuế phát sinh trên địa bàn cấp huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành luật thuế.

Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước. Nhưng dễ thực hiện nhiệm vụ được giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất định (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Chi cục Thuế được quy định tại Quyết định số I10/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu:

Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; đầu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hải quan Việt Nam Tổ Chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất và trực thuộc Bộ Tài chính. Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.

Tổ chức của Hải quan Việt Nam bao gồm:

- Tổng cục Hải quan

- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương

Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật.

- Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm quy định thu tục khai báo, kiểm hóa, tính thuế, nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức thực hiện việc thu thuế thống nhất trong toàn ngành Hải quan. Hải quan tỉnh, thành phố và Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về thu tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp đủ các chứng từ hợp lệ để tính thuế, tính đúng số thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp thuế, đảm bảo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

- Đảm bảo thực hiện quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

- Tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

- Thực hiện thông kê nhà nước về hải quan.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để xem xét, quyết định hoặc để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh dưới hình thức các dự án luật, dự thảo nghị quyết, nghị định, quyết định; xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hành động... về Hải quan; ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về Hải quan.

- Đào tạo. bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hải quan.

- Hợp tác quốc tế với Hải quan các nước.

(Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Hải quan được quy định tại Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hải quan Việt Nam phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

III- NHỮNG LOẠI THUẾ ÁP DUNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP

Hầu hết các hoạt động kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của từng loại thuế sau đây:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Thuế giá trị gia tăng;

- Thuế nhà thầu nước ngoài;

- Thuế chuyển nhượng vốn;

- Thuế nhập khẩu;

- Thuế thu nhập cá nhân;

Ngoài ra, các loại thuế khác có thể có ảnh hưởng đèn một số hoạt động nhất định, bao gồm:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt;

- Thuế tài nguyên;

- Thuế áp dụng đối với bất động sản:

- Thuế xuất khẩu;

- Thuế bảo vệ môi trường.

Tất cả các loại thuế này đều được áp dụng trong phạm vi toàn quốc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest


Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Tư vấn pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp luật về thuế

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.06960 sec| 1149.508 kb