Pháp lý nhượng quyền

10/06/2024
Chu Minh Đức
Chu Minh Đức
Bộ phận pháp lý luôn hiện diện trong suốt quá trình phát triển quan hệ giữa doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền, từ lúc tuyển dụng và lựa chọn, đến khi ký kết, triển khai, và cuối cùng là tái ký, kết thúc, hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền.

Pháp lý là một bộ phận vô cùng quan trọng góp phần vào công tác chuẩn bị, ký kết và thanh lý hợp đồng thương mại, hay trong một số trường hợp, kiện tụng hoặc chấm dứt hợp đồng. Sau đây là liệt kê các mảng công việc của bộ phận pháp lý để doanh nghiệp nhượng quyền tham khảo.

1- Mảng công việc cần tham khảo cho bộ phận pháp lý

[a] Chuẩn bị nền tảng nhượng quyền

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

Đăng ký bảo hộ câc tài sản sở hữu trí tuệ.

[b] Tuyển dụng và lựa chọn đối tác

Luật, quy định pháp lý về nhượng quyền;

Văn bản pháp lý hỗ trợ việc tuyển dụng và ký kết như thảo ước hợp đổng, bản ghi nhớ (MOD), hợp đồng nhượng quyền;

Kiểm tra tính chất pháp lý và lịch sử giao dịch đối tác.

[c] Mâu thuẫn và kiện tụng

Văn bản pháp lý nhác nhở hoặc yêu cẩu đối tác thực hiện thỏa thuận hợp đổng khi cần;

Quản lý qui trình chấm dứt hợp đóng khi cần;

Quản lý vụ kiện tụng với đối tác khi cần

Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp nhượng quyền, doanh nghiệp có thể chọn và sử dụng một đối tác cung cấp dịch vụ pháp lý để hỗ trợ thực hiện các mảng công việc trên. Khi quy mô hoạt động phát triển, doanh nghiệp nên thành lập phòng pháp lý để triển khai các công việc cần sự hỗ trợ thường xuyên như phát hành các văn bản pháp lý hoặc hợp đồng nhượng quyền. Đối với những việc cần sự hỗ trợ nhiều hơn, ví dụ như giải quyết tranh chấp qua hình thức kiện tụng, doanh nghiệp có thể bổ nhiệm một công ty luật tại Việt Nam hỗ trợ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Góc nhìn chuyên gia

Phỏng vấn GS. TS Nguyễn Vân Nam - Công ty Luật Nam Hùng những câu hỏi sau:

“1. Doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển qua hình thức nhượng quyền cần lưu ý đăng ký bảo hộ những tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) nào?”

i) Doanh nghiệp Việt Nam là người nhận nhượng quyền thương mại:

Nói chung, trừ khi có thỏa thuận đặc biệt riêng với chủ sở hữu quyền thương mại, người nhận nhượng quyền thương mại không được quyền cùng sở hữu, hay đăng ký câc tài sản (đối tượng) SHTT thuộc hệ thống khai thác, kinh doanh là đối tượng được nhượng quyền thương mại. Không chỉ toàn bộ tài sản SHTT thuộc hệ thống kinh doanh này do chủ sở hữu quyền thương mại chuyển nhượng, mà toàn bộ đối tượng, tài sản Sở hữu Công nghiệp hình thành khi người nhận nhượng quyền hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ hệ thống nhượng quyền thương mại đều thuộc về người chủ sở hữu quyền.

Doanh nghiệp nhận nhượng quyền thương mại có rất ít cơ hội đăng ký bảo hộ tài sản SHTT cho mình. Tuy nhiên, trong quá trĩnh đàm phán hợp đồng nhượng quyền, doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đạt được thỏa thuận về những mục tiêu sau:

Quyền tác giả: Trong quâ trình hoạt động kinh doanh theo nhượng quyền thương mại, có thê’ hình thành nhiều tâc phẩm được bảo hộ quyền tâc giả, mà người chủ sở hữu quyền thương mại không thể hoặc không đương nhiên là tác giả, chẳng hạn: a) Bài hát, bản nhạc, bài thơ truyền thống, hoặc cho mục đích quảng cáo, hay các poster quảng câo do nhân viên doanh nghiệp Việt Nam tự làm, hoặc thuê người khâc lầm; b) Càc biểu tượng riêng của doanh nghiệp Việt Nam, cách bài trí, một số mẫu bàn ghế, v.v... (nếu không bị chủ sở hữu quyền thương mại cấm). Doanh nghiệp Việt Nam là chủ sở hữu quyền tài sản tấc giả đối với toàn bộ những tác phẩm như vậy. Vì vậy, nên đàm phấn sao cho hợp đổng nhượng quyền không có quy định nào cấm hoặc hạn chế doanh nghiệp Việt Nam làm chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm hình thành trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền.

Quyền Sở hữu Công nghiệp (SHCN, chẳng hạn: Nhãn hiệu hàng hóa, Kiểu dáng, Sáng chế, Giải pháp hữu ích,...): Do người nhận nhượng quyền chỉ được phép sử dụng các tài sản SHCN của người chủ sở hữu quyền thương mại, nên rất khó hình thành những tài sản SHCN mới trong quâ trình người nhận nhượng quyền thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại. Thông thường, tài sản SHCN xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đổng nhượng quyền là những tài sản có được từ việc sử dụng các tài sản SHCN của ngưồi chủ sở hữu quyền thương mại. Khi đàm phán hợp đồng nhượng quyền, nên đề nghị chủ sở hữu quyền thương mại cho phép doanh nghiệp Việt Nam được đăng ký bảo hộ các tài sản SHCN này với điều kiện chỉ bảo hộ tại thị trường Việt Nam; hoặc ít nhất cũng cho phép doanh nghiệp Việt Nam được đăng ký là người đồng sở hữu những tài sản SHCN như vậy.

ii) Doanh nghiệp Việt Nam là người bán nhượng quyền thương mại:

Cần đăng ký bảo hộ toàn bộ các tài sản SHTT (kể cả đăng ký ở nước ngoài, nếu phát triển nhượng quyền thương mại ra nước ngoài), trước khi tiến hành đàm phán hợp đồng nhượng quyền. Những tài sản SHCN quan trọng nhất là: nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, giải pháp CN hữu ích, xuất xứ hàng hóa, bí mật thương mại. Lưu ý: quyền tác giả không cần đăng ký bảo hộ vẫn được bảo hộ.

“2. Những vấn đề thách thức trong việc đăng ký và bảo hộ SHTT đối vối doanh nghiệp Việt Nam tại Việt Nam? Lôi khuyên nào cho doanh nghiệp?”

Ngoài quyền tàc giả không cần đăng ký vẫn được bảo hộ, các tài sản (quyền) sở hữu công nghiệp khác đều phải đăng ký và được cơ quan nhà nước xét cấp vãn bằng bảo hộ. Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam là thời gian xem xét cấp vãn bằng bảo hộ kéo dài rất lâu và trình độ chuyên môn của Cục SHTT còn khá thấp. Việc cấp bảo hộ SHCN cho hai đối tượng SHCN giống nhau; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng không đủ tiêu chuẩn bảo hộ hoặc ngược lại không phải là hiếm. Xâm phạm quyền SHTT là chuyện phổ biến. Nhưng việc giải quyết tranh chấp về SHTT thưởng kéo dài rất lâu; quyết định xử lý của cơ quan công quyền, bản án của tòa án thương là không thuyết phục, v.v... Mặc dù vậy, đăng ký bảo hộ SHTT và sẵn sàng đưa tranh chấp SHTT ra tòa vẫn là con đường tốt nhất hiện nay đê’ doanh nghiệp Việt Nam tự bảo vệ mình. Chỉ lưu ý là: trong lĩnh vực rất chuyên sâu là SHTT, muốn bảo vệ mình hiệu quả, họ phải có luật sư chuyên vềSHTT Hỗ trợ.

Một thách thức nan giải đối với doanh nghiệp Việt Nam nhận nhượng quyền thương mại là: Chính nhân viên của mình vi phạm (sử dụng cho mục đích kinh doanh của cá nhân) các quyền SHTT mà doanh nghiệp Việt Nam nhận nhượng quyền và cam kết bảo vệ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam khó nhận được nhượng quyền thương mại và nếu nhận được thì phải với giá cao hơn so với doanh nghiệp của càc nước khác.

“3. Những vấn đê' thách thức trong việc đăng ký và bảo hộ SHTT đối với doanh nghiệp Việt Nam khi phát triển ra khu vực và quốc tế? Lởi khuyên cho doanh nghiệp?”

Chi phí đăng ký bảo hộ ở nước ngoài tương đối cao. Các hành vi xâm phạm quyền SHTT ở nước ngoài tuy ít hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, nhưng nếu có thì diễn ra tinh vi hơn, khó nhận biết hơn. Bản thân doanh nghiệp Việt Nam cũng hầu như chưa có kinh nghiệm để nhận biết, phát hiện những vi phạm đó. Vì vậy, muốn phát triển tốt ra quốc tế, những doanh nghiệp Việt Nam nào có tài sản SHTT có giá trị nhất thiết phải thuê một văn phòng luật sư nước ngoài tư vấn và theo dõi việc bảo hộ SHTT ở nước ngoài.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Pháp lý nhượng quyền được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Pháp lý nhượng quyền có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Pháp lý nhượng quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.89042 sec| 968.133 kb