Phỏng vấn giải đáp pháp luật trên truyền hình truyền thanh

24/07/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý những gì khi tham gia phỏng vấn giải đáp pháp luật trên truyền hình truyền thanh

Xây dựng thương hiệu cá nhân đủ lớn hoặc đã xây dựng cho mình một mức độ uy tín nhất định trong cộng đồng, người hành nghề luật sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở phạm vi xa hơn, đó là hướng tới công chúng trong những buổi như phỏng vấn giải đáp pháp luật trên truyền hình truyền thanh.

1- Phỏng vấn giải đáp pháp luật trên truyền hình truyền thanh

Khi xây dựng thương hiệu cá nhân đủ lớn hoặc đã xây dựng cho mình một mức độ uy tín nhất định trong cộng đồng, người hành nghề luật sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở phạm vi xa hơn, đó là hướng tới công chúng trong những buổi như phỏng vấn giải đáp pháp luật trên truyền hình truyền thanh

Nếu có cơ hội tham gia ghi hình về một chủ đề pháp luật trên truyền hình, người hành nghề luật cần nhanh tay nắm bắt cơ hội này. Khi thực hiện, đầu tiên cần đảm bảo các nguyên tắc xây dựng hình ảnh cá nhân, bởi công việc này buộc người hành nghề luật phải xuất hiện hình ảnh trước công chúng. Ngoài các yếu tố về trang phục, ngoại hình, một số người hành nghề luật cũng gặp năng trình bày trước máy quay. Dù là những người chuyên nghiệp, lão luyện nhưng cũng có một số trường hợp khi đứng trước ống quay, ánh đèn trường quay, máy móc, khán giả... lại mang tâm lý hồi hộp, thậm chí là lo sợ.

2- Những điều lưu ý khi người hành nghề luật tham gia buổi trò chuyện

Để tránh các lỗi gặp phải, người hành nghề luật cần có sự rèn luyện về kỹ năng giao tiếp và trình bày trong một thời gian dài, hãy hình dung đơn giản, đây chỉ là những buổi trò chuyện bình thường, như một buổi giải đáp pháp luật cho người quen, đồng nghiệp hay là hoạt động tư vẫn khách hàng thường xuyên; luôn giữ cho mình phong thải của một người đang phỏng vấn, giữ sự niềm nở, sự thoải mải, đôi khi là chèn thêm vài câu nói đùa phù hợp để tăng độ lôi cuốn, tránh sự nhàm chán, khó khăn của pháp luật và thể hiện được sự hoạt ngôn trong kỹ năng giao tiếp cá nhân. Đồng thời, người hành nghề luật có thể liên hệ với ban tổ chức chương trình để có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung bởi tính chất nghề nghiệp pháp lý đòi hỏi nội dung chia sẽ phải chính xác, chuẩn mực. Hãy thử hình dung là một Luật sư, khi lên sóng truyền hình lại nói sai về kiến thức chuyên môn, sai về ngôn ngữ tiếng Việt với một số lượng lớn người nghe là công chúng, bao gồm cả các chuyên gia trong nghề. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến danh tiếng, sự nghiệp, phá vỡ mục đích ban đầu là phát triển thương hiệu cá nhân của Luật sư. Do đó, khi chia sẻ trước công chúng, người hành nghề luật phải thật sự bản lĩnh, đủ vững chuyên môn, kiến thức, sự hiểu biết, chi ít là đối với chủ đề sẽ trình bày.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Phỏng vấn giải đáp pháp luật trên truyền hình truyền thanh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19660 sec| 938.742 kb