Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Tôi có hai loại vấn đề, vấn đề khẩn cấp và vấn đề quan trọng. Vấn đề khẩn cấp không quan trọng và vấn đề quan trọng không bao giờ khẩn cấp".
Dwight David Eisenhower, 1890 - 1969, Tổng thống thứ 34 của Mỹ
Phương pháp Eisenhower (The Eisenhower Method) hay Nguyên tắc Eisenhower (The Eisenhower Principle) hay Ma trận Eisenhower (The Eisenhower Matrix): là phương pháp quản lý thời gian, sử dụng nguyên tắc về tầm quan trọng và cấp bách để sắp xếp các ưu tiên và khối lượng công việc.
Sử dụng Nguyên tắc Eisenhower, các nhiệm vụ được đánh giá bằng các tiêu chí quan trọng/không quan trọng và khẩn cấp/không khẩn cấp, sau đó được đặt vào các góc phần tư theo Ma trận Eisenhower, các nhiệm vụ trong góc phần tư được xử lý: Nhiệm vụ góc phần tư quan trọng/khẩn cấp được thực hiện ngay lập tức và được thực hiện một cách cá nhân, Các nhiệm vụ quan trọng/Không khẩn cấp có ngày kết thúc và được thực hiện một cách cá nhân, Nhiệm vụ góc phần tư không quan trọng/khẩn cấp được ủy quyền, Nhiệm vụ góc phần tư Không quan trọng/Không khẩn cấp bị loại bỏ.
Phương pháp quản lý thời gian Eisenhower (Ma trận quản lý thời gian Eisenhower) - quản lý thời gian hiệu quả bằng cách dựa trên tiêu chí khẩn cấp và độ quan trọng. Eisenhower chia danh sách công việc thành 04 nhóm. ma trận Eisenhower phù hợp với những người làm việc theo mục tiêu nhưng không kịp thời hạn. Phương pháp này giúp bạn không bị cuốn vào dòng xoáy các công việc gấp rút mà tập trung vào những việc quan trọng.
Bản chất của Phương pháp Eisenhower có thể hiểu là sự sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên phù hợp nhằm giúp công việc hoàn thành đúng mục tiêu và định hướng đã đề ra. Công việc sẽ được nhóm theo tiêu chí quan trọng và khẩn cấp để quản lý hiệu quả. Cụ thể:
Những việc quan trọng sẽ tạo ra những giá trị dài hàn và giúp mọi người tiến gần đến mục tiêu của mình. Những việc khẩn cấp thường cần mọi người giải quyết lập tức và ảnh hưởng đến nhiều người.
Người sử dụng cần phân biệt được tiêu chí quan trọng và khẩn cấp để tránh tốn quá nhiều thời gian vào các việc không cần thiết và sắp xếp thứ tự không khoa học. Những việc quan trọng cần làm thường ảnh hưởng đến mục tiêu và định hướng cá nhân. Trái lại, những việc khẩn cấp thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, cụ thể như gửi tin nhắn, viết e-mail, gọi điện thoại.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Nhóm đầu tiên của Phương pháp quản lý thời gian là những việc khẩn cấp và quan trọng. Đây đều là những việc phải làm ngay trước tiên. Các công việc ở nhóm này sẽ chiếm khoảng 15-20% thời gian để làm và có các dấu hiệu nhận biết dưới đây:
- Việc xảy ra bất ngờ, gặp vấn đề khủng hoảng.
- Không còn thời gian để hoãn lại công việc.
- Hoàn thành tất cả công việc còn sót lại.
Nhóm những công việc quan trọng, không khẩn cấp thường chiếm 60-65% khoảng thời gian dành cho công việc. Đối với, những việc ở nhóm này, mọi người cần tập trung làm việc và đầu tư nhiều thời gian hơn so với các nhóm còn lại. Nếu công việc nào cần thời gian hoàn thành càng lâu thì mức độ quan trọng của việc đó càng lớn và ngược lại.
Việc quan trọng, không khẩn cấp cần đầu tư nhiều thời gian. Khi thực hiện, bạn cần ưu tiên xử lý những công việc quan trong, khẩn cấp nếu nó xuất hiện trong quá trình đang hoàn thành nhóm công việc quan trọng, không khẩn cấp. Sau khi đã xử lý xong, bạn có thể tiếp tục thực hiện những công việc chưa hoàn thành và không nên trì hoãn quá lâu.
Nhóm thứ ba trong Phương pháp quản lý thời gian là những việc khẩn cấp, không quan trọng và sẽ mất khoảng 10-15% quỹ thời gian làm việc để hoàn thành. Nhiệm vụ ở nhóm này cần giải quyết sớm và nhanh chóng. Những công việc khẩn cấp và không quan trọng sẽ có những dấu hiệu sau:
- Được người khác ủy quyền giải quyết và không thuộc trách nhiệm của mình.
- Phát sinh từ các phần việc nhỏ.
- Phản hồi thư, e-mail hoặc những cuộc họp, trao đổi ngắn.
Việc khẩn cấp, không quan trọng thường là những công việc được người khác ủy quyền giải quyết
Việc không quan trọng, không khẩn cấp là nhóm việc cuối cùng của Phương pháp quản lý thời gian. Mọi người không nên để những việc ở nhóm này chiếm dụng quá nhiều khoảng thời gian làm việc và chỉ nên dành ra 5% để giải quyết. Một số công việc không quan trọng, không khẩn cấp có thể kể đến như:
- Tán gẫu cùng bạn bè.
- Những cuộc gọi kéo dài.
- Các hoạt động giải trí.
- Làm những việc không mục đích.
Trong cuộc sống, nhiều người thường rơi vào trường hợp phải hoàn thành khối lượng lớn công việc trong khoảng thời gian có hạn. Vì thế, hệ quả là những người đó sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Những việc cần làm trong Todolist quá nhiều dẫn đến trật tự làm việc bắt đầu đảo lộn, làm việc kém hiệu quả.
Lúc này, phương pháp quản lý thời gian sẽ hỗ trợ loại bỏ những việc không cần thiết. Khi áp dụng phương pháp này, người sử dụng sẽ phải đặt ra câu hỏi rằng các công việc này có cần thiết phải làm và việc gì cần phải giải quyết nhanh chóng. Nhờ đó, mọi người có thể tập trung làm những việc quan trọng, khẩn cấp nhất và thời gian làm việc được tối ưu.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
Trong quá trình sử dụng Phương pháp Eisenhower, người dùng cần thực hiện theo đúng trình tự để quản lý thời gian hiệu quả. Trình tự sử dụng sẽ có 03 bước:
Bước 1: Lập danh sách đầy đủ những công việc cần làm và tránh bỏ sót, dư thừa.
Bước 2: Suy nghĩ kỹ và sắp xếp từng công việc vào 04 nhóm sau:
- Việc khẩn cấp, quan trọng.
- Việc quan trọng, không khẩn cấp.
- Việc khẩn cấp, không quan trọng.
- Việc không quan trọng, không khẩn cấp.
Bước 3: Bắt đầu làm việc theo thứ tự ưu tiên các nhóm:
Cấp độ 1: Việc khẩn cấp và quan trọng.
Cấp độ 2: Việc quan trọng, không khẩn cấp.
Cấp độ 3: Việc khẩn cấp, không quan trọng.
Cấp độ 4: Việc không quan trọng, không khẩn cấp.
Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest
Việc biết cách áp dụng Phương pháp quản lý thời gian Eisenhower sẽ giúp bạn được cấp trên đánh giá cao về kỹ năng làm việc. Vì vậy, để sử dụng Phương pháp này thật hiệu quả, bạn cần nắm rõ các mẹo sau:
- Khi nghĩ ra những việc cần làm thì nên ghi chú lại ngay.
- Tự đặt câu hỏi cho bản thân về công việc đầu tiên phải làm.
- Mỗi nhóm chỉ nên có nhiều nhất 8 công việc.
- Chỉ thêm nhiệm vụ mới sau khi giải quyết xong công việc quan trọng nhất.
- Đời sống cá nhân và công việc cùng sử dụng một ma trận.
- Lập ma trận cho ngày là có hiệu quả hơn lập cho tuần hoặc tháng.
- Luôn tập trung, tránh bị những yếu tố bên ngoài tác động.
- Lập danh sách việc cần làm cho hôm sau vào buổi tối sau khi hoàn thành công việc trong ngày để có thể thoải mái thư giãn tâm trí.
- Luôn biết bản thân cần làm gì.
- Lập danh sách việc cần làm cho hôm sau vào buổi tối sau khi hoàn thành công việc trong ngày.
Khi thực hiện lập Ma trận Eisenhower để quản lý thời gian của bản thân, bạn nên lưu ý:
Tối ưu hóa công việc: Hãy liệt kê, loại bỏ những việc thừa và sắp xếp những việc cần thiết nhất trước khi đưa vào Ma trận thời gian. Nhờ đó, khối lượng công việc sẽ được tối ưu hóa.
Phân biệt quan trọng và khẩn cấp: Cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa quan trọng và khẩn cấp để có thể phân chia công việc vào nhóm phù hợp. Nếu không hiểu rõ hai tiêu chí này thì rất dễ dẫn đến trường hợp bị rối khi làm việc và không mang lại hiệu quả.
Định hướng rõ mục đích: Sử dụng Ma trận sẽ vô ích nếu không xác định mục đích khi làm việc. Vì vậy, người dùng cần có định hướng rõ ràng mục đích của mình trước khi sử dụng Ma trận để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm