Quá trình giáo dục cải tạo phạm nhân - đặc điểm hoạt động nhận thức

25/03/2023
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Toàn bộ hoạt động giáo dục, và hơn nữa hoạt động cải tạo cá nhân người phạm tội chỉ có thể tiến hành được với sự hiểu biết sâu sắc về tất cả các đặc điểm tâm lý của mỗi phạm nhân. Nhà giáo dục phải biết họ cần phải giáo dục cho phạm nhân những phẩm chất nào, và cần phải loại bỏ những phẩm chất nào. Quá trình giáo dục, cải tạo phải kết hợp với việc nghiên cứu biểu hiện thái độ của phạm nhân trong lao động, học tập và đời sống xã hội.

1- Giáo dục cải tạo phạm nhân - đặc điểm hoạt động nhận thức

Nội dung của hoạt động nhận thức trong quá trình giáo dục, cải tạo bao gồm: nghiên cứu tỉ mỉ điều kiện sống và lao động của phạm nhân, nghiên cứu hệ thống giao tiếp bắt buộc mà họ phải tham gia vào giao tiếp với cán bộ quản giáo, với những phạm nhân khác. Chính điều kiện của trại sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho cán bộ quản giáo nhận thức về phạm nhân, bởi vì phạm nhân thường xuyên là đối tượng nghiên cứu của họ. Với điều kiện của trại, cán bộ quản giáo có khả năng theo dõi phạm nhân trong lối sống, trong lao động, học tập, trong thời gian nghỉ ngoi của họ.

Hoạt động nhận thức về phạm nhân nhằm đạt những mục đích sau:

- Nghiên cứu cấu trúc nhu cầu của họ;

- Phát hiện những hiểu biết, kinh nghiệm, hứng thú của cá nhân phạm nhân;

- Phát hiện hệ thống giao tiếp của họ ở trong trại cũng như ở ngoài trại;

- Phát hiện những thuộc tính tâm sinh lý của mỗi cá nhân phạm nhân.

Những mục đích của hoạt động nhận thức phải đảm bảo cho hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân đạt kết quả tốt. Để giáo dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản giáo không những phải biết trạng thái tâm lý của họ trong hiện tại, mà còn phải biết những thiếu sót tâm lý - xã hội của họ đã nảy sinh bằng cách nào trong quá trình hình thành những tập quán, thói quen, cách xử sự chống đối pháp luật ở họ. Vì vậy, cán bộ quản giáo phải thu thập cả những thông tin về điều kiện phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án như thông tin về gia đình phạm nhân, về những mối quan hệ giữa họ với gia đình, về giáo dục, văn hóa, thói quen lao động của phạm nhân (nghề nghiệp, tiền lương, thái độ của họ đối với lao động V.V.), hứng thú, cấu trúc giao tiếp, nhu cầu của họ. Khi nghiên cứu nhân cách phạm nhân cần phải sử dụng những thông tin cần thiết thu thập được qua cảnh sát khu vực, qua thân nhân của họ, qua cơ quan nơi họ đã làm việc trước đây V.V.. Điều này góp phần đáng kể trong việc nhận thức về cá nhân phạm nhân. Cán bộ quản giáo cần lưu ý: không phải trong mọi trường hợp phạm nhân phạm tội lần đầu đều không có khuynh hướng chống đối xã hội.

Khi nghiên cứu nhân cách phạm nhân, cần phải nghiên cứu thêm tội phạm trong trường hợp đã hoàn thành. Tác động giáo dục phải luôn luôn cân nhắc đến hành vi phạm tội cụ thể, chỉ khi đó hoạt động giáo dục, cải tạo mới có hiệu quả. Cụ thể là khi nghiên cứu tội phạm đã hoàn thành cán bộ quản giáo phải lưu ý đến mối quan hệ giữa phạm nhân và hoàn cảnh phạm tội, phẩm chất ý chí và phẩm chất tâm lý khác của họ được biểu hiện trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và sau khi phạm tội. Phải nghiên cứu động cơ phạm tội cụ thể và đặc điểm của nó. Động cơ phạm tội có thể là bền vững (có thể tạo nên những thuộc tính đặc trưng của nhân cách) và có thể là tạm thời (có thể là môi trường, hoàn cảnh kích thích bên ngoài và trạng thái tâm lý của phạm nhân trong thời điểm phạm tội).

Điều tra viên điều tra vụ án do phạm nhân này thực hiện có thể giúp cán bộ quản giáo thực hiện hoạt động nhận thức ở giai đoạn cải tạo. Nếu trong quá trình nghiên cứu, điều tra viên thu thập và tổng họp lại những thông tin quan trọng để tổ chức quá trình giáo dục, cải tạo (những thông tin về mối quan hệ của phạm nhân, về nhu cầu, trình độ phát triển, mối quan hệ của họ với gia đình và họ hàng thân thích), nhằm xác định ai là người có ảnh hưởng tích cực đến phạm nhân và có thể lợi dụng ảnh hưởng đó như thế nào, thì sự thông báo những thông tin này cho ban giám thị trại có khả năng giúp cho họ lựa chọn đúng biện pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân. Toàn bộ sự hiểu biết sơ bộ này giúp cán bộ quản giáo nhận thức đầy đủ hơn về nhân cách của phạm nhân.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Cán bộ quản giáo phải nghiên cứu tỉ mỉ phạm vi hứng thú, vị trí của phạm nhân nhân trong nhóm, thái độ của họ đối với chế độ, đối với hành vi của mình và của người khác, đối với sự kiện trong nhóm, nghiên cứu hình thức kỷ luật và khuyến khích đối với phạm nhân. Kết quả nghiên cứu giúp cán bộ quản giáo hiểu rõ hơn những phẩm chất của phạm nhân như tính chân thật hay giả dối, tính lỗ mãng hay lịch thiệp, tính khiêm tốn hay khoe khoang, những phẩm chất ý chí của phạm nhân, nguyện vọng của họ, hành vi, cử chỉ, biểu lộ lòng tin hay hoài nghi, tính nhút nhát, trình độ khêu gợi, tính tích cực, kiên trì v.v. đã được định hình ở họ. Cách xử sự bình tĩnh, khả năng kiềm chế bản thân và hành động của phạm nhân, trạng thái tâm lý điển hình, nếu lặp lại thường xuyên có thể trở thành những thuộc tính của cá nhân họ. Nghiên cứu nhân cách phạm nhân cho phép cán bộ quản giáo phát hiện cả những phẩm chất tích cực, nó tạo cơ sở để củng cố nhân cách của họ và để tác động giáo dục đến những phạm nhân khác, tạo cơ sở để thành lập nhóm phạm nhân tích cực. Ngoài ra, còn phải nghiên cứu các quan hệ giao tiếp tâm lý mà phạm nhân thường xuyên tham gia vào.

Việc tìm hiểu nhân cách phạm nhân được thực hiện bằng cách áp dụng tổng hợp các phương pháp nhận thức đặc biệt. Những phương pháp có thể sử dụng đó là:

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu (bản án, hỏi dò, giấy nhận xét tư cách đạo đức phạm nhân).

- Tiến hành đàm thoại. Đàm thoại phải luôn luôn diễn ra trong bầu không khí tự do, thoải mái và với thái độ thiện chí. Đàm thoại có thể có nội dung khác nhau như về công việc, gia đình, sự vi phạm chế độ V.V.. Nội dung đàm thoại ghi được có thể được giải đáp một cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện đàm thoại và nhân cách phạm nhân.

- Quan sát phạm nhân trong điều kiện tự nhiên. Đây là quá trình liên tục, nhằm kích thích sự thay đổi thái độ này hay thái độ khác. Thái độ của phạm nhân đối với chế độ học tập, lao động cũng là đối tượng quan sát.

- Phân tích kết quả lao động của phạm nhân. Đó là sản phẩm họ làm ra trong quá trình lao động trong thời gian ở trại, và trong quá trình học tập. Phương pháp phân tích kết quả hoạt động của phạm nhân được kết hợp với quan sát thái độ của họ trong quá trình hoạt động.

- Thực nghiệm tâm lý - sư phạm cho phép cán bộ quản giáo nghiên cúu nhân cách phạm nhân, nghiên cứu sự tác động giáo dục tiếp theo.

Chỉ có thể nghiên cứu nhân cách trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về cấu trúc tâm lý nhân cách nói chung và đặc biệt là của phạm nhân nói riêng. Để thu thập tin tức về nhân cách phạm nhân, có thể ghi lại lời kể của thân nhân, đàm thoại với họ V.V.. Hoạt động nhận thức bao gồm phân tích và tổng hợp tất cả những tin tức nhận được, biết xác định và điều tra mối quan hệ giữa điều kiện sống, lao động, giao tiếp của phạm nhân với những biển đổi về trạng thái, thuộc tính, phẩm chất tâm lý của họ.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Giáo dục cải tạo phạm nhân - đặc điểm hoạt động nhận thức được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Giáo dục cải tạo phạm nhân - đặc điểm hoạt động nhận thức có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quá trình giáo dục cải tạo phạm nhân - đặc điểm hoạt động nhận thức

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24854 sec| 975.633 kb