Quan hệ giữa Luật sư và Khách hàng

"Sự trung thực là viên đá nền của mọi thành công, không có nó, sự tin cậy và khả năng hành động sẽ không tồn tại".

- Mary Kay Ash

Quan hệ giữa Luật sư và Khách hàng

Quan hệ giữa Luật sư và Khách hàng trong pham vi tham gia tư vấn, hỗ trợ về pháp lý, tham gia tố tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác bào chữa trong các giai đoạn tố tụng. Đây là mối quan hệ cơ bản, phát sinh trách nhiệm pháp lý của Luật sư  trước pháp luật và trước khách hàng.

Quạn hệ giữa Luật sư và Khách hàng là quan hệ với tư cách con người với nhau trong đời sống xã hội. Hai bên dần đã hình thành mối quan hệ tình cảm chân chính nảy sinh một cách tự nhiên, trong đó thể hiện sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và cùng chung ước vọng làm tất cả những gì tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp. 

Quan hệ giữa Luật sư và Khách hàng là quan hệ về tài sản. Cần phân biệt mối quan hệ này với thỏa thuận về thù lao với khách hàng. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp, Luật sư có quan hệ tài sản với khách hàng (như vay mượn tiền, hùn vốn làm ăn, được tặng có phiếu sáng lập, ưu đãi trong công ty...). 

Liên hệ

Trong lịch sử hình thành và phát triển Nghề Luật sư trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sứ mệnh nghề nghiệp, mục đích và kỹ năng hành nghề đều khởi nguồn từ nhu cầu của khách hàng, những người yếu thế đế đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm từ các chủ thể quyền lực, tố tụng và chủ thể khác. Do đó, nói tới vai trò của Luật sư trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là nói tới những tác động, ảnh hưởng của Luật sư trong tiến trình tố tụng và trong đời sống xã hội thông qua chức năng cao quý của nghề nghiệp, góp phần vào quá trình dân chủ hóa hoạt động tư pháp, tạo lập công bằng xã hội. Thông qua hoạt động nghề nghiệp, Luật sư không chỉ thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, mà còn bão vệ pháp luật, công lý như là các đại lượng phân ánh niềm tin của người dân vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người. 

Tuy nhiên, ở dây cũng phải làm rõ một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa nhiều Luật sư quan tâm đến,đó là tình trạng một số khách hàng không thể nhận biết một cách đầy đủ về khả năng của Luật sư, bao gồm trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong đa số trường hợp, khách hàng tự tìm đến Luật sư (qua giới thiệu của bạn bè, qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng...) và hết sức tin tưởng vào Luật sư. Trong khi đó, yêu cầu của khách hàng không giống nhau cho tất cả các vụ việc, chưa kể tư cách tham gia tố tụng của họ là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan... Một Luật sư liêm chính cần phải chia sẻ cho khách hàng biết mức độ khả năng chuyên môn của mình, mà không phải bất cứ việc gì đến nhận tư vấn, bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi. Trong thực tiễn xét xử hình sự, có những Luật sư  có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong các vụ án đặc thù nhất định (tội phạm về kinh tế, tham nhũng, xâm phạm sở hữu...), nhưng có thể lại rất ít kinh nghiệm trong các vụ án Liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, về án ma túy, về sở hữu công nghiệp...

Trong lĩnh vực tư vấn, có nhu Luật sư có hiểu biết và khả năng hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, dân sự, nhưng các lĩnh vực M&A, bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương mại có yếu tố nước ngoài, không phải Luật sư nào cũng đủ khả năng đế cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nói cách khác, Luật sư phải biết từ chối những vụ việc vượt quá khả năng và kinh nghiệm của mình. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với các Luật sư, nhất là một số Luật sư trẻ mới bước vào nghề. Trong một Tổ chức hành nghê Luật sư, cũng nên phân loại vụ việc cho những Luật sư có kiến thức và kỹ năng hành nghề khác nhau, mới có thể tích lũy kinh nghiệm và đáp ứng được nhu cầu chính đáng của khách hàng. Về phương diện đạo đức nghề nghiệp, Luật sư không nên tạo ra ảo tưởng cho khách hàng là mình có thế giải quyết vụ việc một cách tốt hơn các OS khác, hoặc gián tiếp thông báo cho khách hàng mình có mối liên hệ nào đó với những người tiến hành tố tụng, đặt khách hàng vào tình thế phải nhờ mình làm Luật sư mà không phải nhờ người khác có khả năng thật sự.

Nhận biết rõ khách hàng của Luật sư là ai là một khía cạnh cần quan tâm trong khi tiếp xúc với khách hàng. Thật ra, trong vụ án hình sự, pháp luật tố tụng cho phép người bị tạm giữ, bị can được nhờ và Luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố điều tra (khởi tố bị can). Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra một số trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm "khó dễ” đổi với Luật sư. Mặt khác, phải thừa nhận trong thực tiễn đời sống, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng là một con người, có những mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, xã hội, đơn vị công tác...), nên khi xảy ra vụ việc bị tạm giữ, bị bắt tạm giam, người đến nhờ có thể là bạn bè, người “quen đặc biệt” nào đó... về mặt pháp lý, pháp luật về Luật sư và pháp luật về tố tụng hình sự không phân biệt bắt buộc đích danh người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền nhờ Luật sư và quy chế hoạt động của Đoàn Luật sư cũng không ấm gia đình, thân nhân của họ đến liên hệ nhờ Luật sư bào chữa, nhất là trong điều kiện bị can, bị cáo bị tạm giữ hoặc tạm giam. Do đó, khi tiếp xúc với một người đến liên hệ nhừ bào chữa. Là cần tìm hiểu mối liên hệ của người này với đương sự, nhận biết chính xác mối quan hệ đó để có ứng xử cho đúng mực. Điều này hết sức quan trọng, vì thực tế đã xảy ra trường hợp là một bị can bị bắt tạm giam, người sống nhờ Luật sư có “quan hệ tình cảm” mà không phải là vợ của bị can, dẫn đến việc than phiền của gia đình, cũng như tranh chấp nhau trong việc giành “suất thăm nuôi định kỳ” trong trại tạm giam giữa hai người này. Ngoài ra, có trường hợp người đến nhà Luật sư là người môi giới, móc nối theo đơn đặt hàng hoặc “ăn chia” trên tỷ lệ thỏa thuận thù lao của khách hàng lên Luật sư cần hết sức cẩn trọng đối với các đối tượng loại này. 

Trong thực tế, có một số trường hợp khách hãng nhầm lẫn tư cách, quyền và nghĩa vụ của Luật sư  trong đời sống và trong quá trình tham gia tố tụng, Luật sư do nhận thức và cách hiểu chưa đúng về thực hiện chức năng xã hội và vai trò, vị thế của Luật sư, nên đã đòi hỏi, yêu cầu LA tiến hành những công việc chưa đúng, chưa phù hợp với quy định của pháp luật. 

Ví dụ 01: Trong một vụ án hình sự, thân nhân của gia đình bị can A dính nhờ Luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra. Luật sư đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, tận tâm giúp đỡ bị can được tại ngoại, điều tra, nghiên cứu hồ sơ và trao đổi thường xuyên với bị can. Tuy nhiên, bị can sau khi được tại ngoại, mặc dù vụ án chưa được xét xử sơ thẩm, lại yêu cầu Luật sư phái khởi kiện Điều tra viên. Kiểm Sát viên và cho rằng LÀ được quyền tham gia ý kiến trong chức cuộc họp của Cơ quan điều tra, VKS (?), nên khi Luật sư không thực hiện thì quay sang kiện Luật sư "đồng thuận” với các Cơ quan tiến hành tố tụng, gây thiệt hại cho bị can... Kêu cầu khởi kiện và nhận thức của bị can A như vậy có đúng không?

Bình luận: Rõ rằng, bị can A chưa phân biệt được tư cách tham gia tố tụng của Luật sư với người tiến hành tố tụng, chưa có được sự hiểu biết đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc và các Cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự . Do đó, việc bị can A đòi hỏi Luật sư phải làm như trên là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng vụ tiến hành thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án... là quyền của người bào chữa, hoàn toàn không phải là nghĩa vụ buộc Luật sư phải làm. Trong quá trình hành nghề, Luật sư phải xác định rõ những kỹ năng, quy tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, muốn yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì phải làm rõ họ đã không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ. Luật sư phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để cân nhắc thực hiện các quyền của mình, hoàn toàn không thể coi các yêu cầu của bị can A là nghĩa vụ bắt buộc là phải làm, nếu không làm thì gây hậu quả thiệt hại cho bị can A. Các Yêu cầu khởi kiện những người tiến hành tố tụng nói trên là không phù hợp với pháp luật, không có căn cứ. 

Trong qua trinh hứng nghỉ và xử lý mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng, pháp luật không thể đồng nhất và yêu cầu Luật sư phải bảo vệ quyền lợi cho khách hàng bằng mọi giá, nên cùng với việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng, Điều 3 Luật Luật sư năm 2006 đã quy định rõ: "Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do. dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Điều này có nghĩa là pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cho hành nghề bảo đảm  các nguyên tắc, pháp luật, trình tự và không thể buộc Luật sư phải luôn đáp ứng các yêu cầu không hợp lý, không chính đáng của thân chủ. Chính giới hạn này phân biệt tư cách của Luật sư với chính khách hàng của Luật sư. 

Thực tiễn cho thấy, mối quan hệ giữa và khách hàng có thể nhận diện trên ba phạm vi sau đãy:

Thứ nhất, quan hệ trong pham vi tham gia tư vấn, hỗ trợ về pháp lý, tham gia tố tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác bào chữa trong các giai đoạn tố tụng. Đây là mối quan hệ cơ bản, phát sinh trách nhiệm pháp lý của Luật sư  trước pháp luật và trước khách hàng. Luật sư  sau khi đã nhận trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, tùy theo tính chất của vụ việc, phải có kế hoạch và bước đi cần thiết để tiến hành các công việc phục vụ cho việc tư vấn, hỗ trợ về pháp lý cho khách hàng. 

Thứ hai, quan hệ với tư cách con người với nhau trong đời sống xã hội. Nhận biết mối quan hộ này một cách đúng đắn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh ủng xử hành vi của Luật sư  với khách hàng. Trong giao tiếp công việc, dần dần đã hình thành mối quan hệ tình cảm chân chính nảy sinh một cách tự nhiên giữa Luật sư và khách hàng, trong đó thể hiện sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và cùng chung ước vọng làm tất cả những gì tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Trong thực tiễn, nhiêu khách hàng muốn là chia sẻ sự quan tâm đến số phận của họ “mọi lúc, mọi nơi" bằng cách mời Luật sư  tham dự những cuộc gặp nào đó, mời ăn uống, tiệc tùng, vui chơi thể thao... Trên thế giới, báo chí có đề cập đến một số trường hợp từ mối quan hệ thâm giao nói trên, Luật sư  có quan hệ tình cảm hoặc đi đến hôn nhân với khách hàng. Điều đó cho thấy, xử lý mối quan hệ với khách hàng ngoài phạm vi công việc là một vấn đề hết sức nhạy cảm, cần có giới hạn nhất định, để người Luật sư  vừa giữ được những chuẩn mực nghề nghiệp, vừa có thế chia sẻ những bức xúc, quan tâm của khách hàng một cách tận tâm và chu đáo. 

Thứ ba, quan hệ về tài sản giữa Luật sư và khách hàng. Ở dây, cần phân biệt mối quan hệ này với thỏa thuận về thù lao với khách hàng. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp, xuất phát từ những lý do và nguyên nhân khác nhau, đã có việc Luật sư có quan hệ tài sản với khách hàng (như vay mượn tiền, hùn vốn làm ăn, được tặng có phiếu sáng lập, ưu đãi trong công ty...). Đạo đức nghề nghiệp Luật sư  không cho phép Luật sư  chạy theo lợi ích vật chất, coi đó là mục tiêu duy nhất của hành nghề Luật sư  và không được tham gia các hoạt động kinh doanh mà có thể ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Nghề Luật sư. Luật sư  cũng không được sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trong khi hành nghề; không được soạn thảo hợp đồng tặng cho tài sản của khách hàng cho chính LS  hoặc cho những người thân thích của Luật sư ; không được nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người khác dễ thực hiện hoặc không thực hiện vụ việc, nếu việc đó có thể gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng...

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quan hệ giữa Luật sư và Khách hàng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
4.13524 sec| 1112.508 kb