Quy định về bị cáo tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

02/04/2023
Nguyễn Phú An
Nguyễn Phú An
Bị cáo được quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Theo khoản 1 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

1- Bị hại, bị cáo là ai?

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. (Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. (Khoản 1 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

2- Căn cứ pháp lý quy định về bị cáo

Bị cáo được quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 (gọi tắt là "BLTTHS"), như sau:

"1- Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2- Bị cáo có quyền:a- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;b- Tham gia phiên tòa;c- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;d-Đề nghịgiám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;đ- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;e-Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụngkiểm tra, đánh giá;g- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;h- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;i- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;k- Nói lời sau cùng trước khi nghị án;l- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;m- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;n- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;o- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3- Bị cáo có nghĩa vụ:a- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;b- Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án."

3- Bình luận về quy định về bị cáo

Thứ nhất, bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Nếu chưa có quyết định của Tòa án đưa ra xét xử thì bị can vẫn chưa được gọi là bị cáo, mặc dù hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng quyết định truy tố người đó đã được gửi cho Tòa án.

Sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của Bị can và Bị cáo thể hiện tính chất khác nhau của các giai đoạn trong tố tụng hình sự. Từ bị can trở thành bị cáo là một quá trình của tố tụng hình sự, nhằm hướng tới xác định bị cáo có tội hay không.

Thứ hai, bị cáo là người tham gia tố tụng. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự.

Thứ ba, so với Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 mở rộng thêm khá nhiều quyền cho Bị cáo như:

(i) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;

(ii) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tổ tụng tham gia phiên tòa;

(iii) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

(iv) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

(v) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

(vi) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

(vii) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

(viii) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(xix) Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho các bị cáo thực hiện các quyền của họ. Hệ thống các văn bản triển khai Bộ luật Tố tụng hình sự cần có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của Bị cáo, từ đó tạo cơ sở cho Bị cáo chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như chủ động cho hoạt động kiểm sát hoạt động tuân thủ pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tổ tụng, người có thẩm quyền tiến hành tổ tụng khi xét xử vụ án hình sự.

Thứ tư, tại khoản 3 Điều luật đang bình luận, bị cáo có các nghĩa vụ sau:

(i) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

(ii) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
(iii) Việc quy định những nghĩa vụ này nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng của Tòa án.

Thứ năm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ hơn 02 trường hợp bị cáo có thể bị áp giải, đó là:

(i) Vắng mặt khi Tòa án triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng.

(ii) Vắng mặt khi Tòa án triệu tập mà không do trở ngại khách quan.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng bổ sung nghĩa vụ của bị cáo là phải chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án. Việc áp giải bị cáo thực hiện theo quy định tại Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (khoản 3).

0 bình luận, đánh giá về Quy định về bị cáo tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20399 sec| 954.18 kb