Quy tắc ứng xử ngành nghề Luật sư

04/03/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Nghề luật sư được điều chỉnh bởi luật pháp và hệ thống quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Nguyên tắc quản lý đối với luật sư là kết hợp giữa quản lý của nhà nước và tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và của cá nhân mỗi luật sư.

1- Quy tắc đạo đức nghề luật sư

Nghề luật sư được điều chỉnh bởi luật pháp và hệ thống quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Nguyên tắc quản lý đối với luật sư là kết hợp giữa quản lý của nhà nước và tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và của cá nhân mỗi luật sư. Đối với luật pháp, như đối với các công dân khác, luật sư có nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện đúng mà không có sự lựa chọn khác. Tuy nhiên, đối với quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của lụật sư thì có những quy định có tính chất tùy nghi, trao cho luật sư có quyền được lựa chọn cách xử sự trong các phương án mà quy tắc ứng xử nghề nghiệp luật sư đã dự liệu. Điều này xuất phát từ mức độ bắt buộc trong yêu cầu xử sự của quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư.

Trong các Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư có thể phân thành 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất, các quy định có tính quy tắc, với mức độ bắt buộc cao, giống như pháp luật là những điều cấm hoặc điều bắt buộc phải làm, nhóm này có quan hệ rất gần gũi với quy định pháp luật. Có thể hiểu đây là các quy định có tính chất quy phạm pháp luật, bởi nội dung của nó có tính quy phạm rất cao nhưng phạm vi rộng hơn và được thể hiện theo một cách khác, bao gồm các quy tắc, quy định luật sư không được làm, luật sư có trách nhiệm phải làm, luật sư có nghĩa vụ phải thực hiện mà nội hàm của các quy định này gần trùng khít với nội dung của phân quy định trong quy phạm pháp luật điều chỉnh về luật sư. . . ví dụ những quy định về điều cầm luật sư không được làm với khách hàng, với đồng nghiệp hay các cơ quan, người tiến hành tố tụng.

2- Quy tắc ứng xử nghề luật sư

Nhóm thứ hai, các quy tắc quy định về ứng xử của luật sư, phương án luật sư nên thực hiện khi các quy tắc đã dự liệu các tình huống luật sư, trong đó luật sư có thế lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất, đúng đắn nhất và nên làm nhất. Ví dụ, trong tình huống giải quyết tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, Quy tắc 19 quy định cách ứng xử của luật sư khi có tranh chấp quyền lợi của đồng nghiệp: Thứ nhất, trong trường hợp có tranh chấp khi khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, cần thông báo cho Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên biết;Thứ hai, khi được luật sư thông báo về việc khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư cần có ý kiến hòa giải kịp thời để không ảnh hưởng tới tình đồng nghiệp cũng như quyền khiếu nại, khởi kiện của luật sư theo quy định pháp luật.

Ở đây, Quy tắc không quy định một phương án xử sự để giải quyết tranh chấp về quyền lợi với đồng nghiệp mà dự liệu nhiều phương án khác nhau, đó là:

(i) Tự Thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp với đồng nghiệp;

(ii) Thương lượng, hòa giải có Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư với Luật sư là thành viên làm trung gian;

(iii) Khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khởi kiện vụ án tại Tòa án để giải quyết.

Tuy nhiên, yêu cầu của Quy tắc đặt ra ứng xử của luật sư trong các trường hợp đó là cần phải thể hiện thiện chí khí tự thương lượng, hòa giải để giải quyết với nhau, đây cũng là phương án tối ưu luật sư nên lựa chọn. Trong trường hợp không tự hòa giải để thương lượng, giải quyết được, luật sư cần báo cho Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư để có ý kiến hòa giải kịp thời giải quyết tranh chấp giữa hai bên, đây là sự lựa chọn thứ hai, trước khi luật sư thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ứng xử nghề nghiệp của luật sư được hiểu như sau: ứng xử nghề nghiêp luật sư (professional conduct of lawyer) là sự lựa chọn hành vi xử sự của luật sư thể hiện thái độ, hành động thích hợp của luật sư phát sinh trong hoạt động hành nghề giữa luật sư với các chủ thế khác trong hoạt động nghề nghiệp (khách hàng, đông nghiệp, cơ quan, tổ chức...) theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, nếu vi phạm luật sư có thế bị dư luận trong nghề lên án, phê phán hoặc bị xử lý kỷ luật theo điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

3- Điểm giống và khác nhau 

Như vậy, ứng xử nghề nghiệp luật sư có một số đặc điểm giống và khác biệt so với quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư:

Thứ nhất, ứng xử nghề nghiệp luật sư là hành vi của luật sư có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động phát sinh trong nghể nghiệp luật sư. Theo đó, luật sư sẽ phải thể hiện thái độ của mình một cách rõ ràng và chủ động hành động (tác vi) hoặc thụ động (bất tác vi) phát sinh trong tình huống cụ thể mà quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã dự liệu.

Thứ hai, ứng xử nghề nghiệp luật sư là biểu hiện cụ thế của việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong tình huống cụ thể, khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh và chính quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng không có quy định hoặc chưa quy định cụ thể và rõ ràng. Quy định ứng xử này cho phép luật sư được lựa chọn cách xử sự phù hợp nhất, đối với mình nghề nghiệp luật sư. 

Thứ ba, ứng xử nghề nghiệp Luật sư là sự lựa chọn của luật sư trong số các phương án xử sự ở tình huống mà quy định Quy tắc ứng xử của luật sư đã dự liệu hoặc một phương án mới không có trong dữ liệu của Quy tắc ứng xử đã quy định để giải quyết tình huống cụ thể, đa dạng,phong phú trong thực. 

Thứ tư, ứng xử nghề nghiệp luật sư đặt ra yêu cầu về mục tiêu và kết quả của sự lựa chọn xử sự của luật sư là phải đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Ứng xử nghề nghiệp luật sư là nên không thể trái với quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và tất nhiên nó biểu hiện cụ thể, sinh động của việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp tiễn nghề luật sư đặt ra . phải phù hợp với các quy định pháp luật.

Thứ năm, hậu quả của vi phạm quy tắc ứng xử của luật sư không giống quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, vi phạm ứng xử của luật sư có hậu quả khác nhau. Nếu vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư tất yếu dẫn đến kỷ luật luật sư, nhưng vi phạm ứng xử của luật sư có thể dẫn đến trách nhiệm kỷ luật hoặc chỉ bị dư luận lên án,phê phán và có thể bị xử lý kỷ luật theo điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm ứng xử của luật sư.

Khi luật sư tuân thủ luật pháp, tự giác chấp hành quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đạt chuẩn mực cao sẽ nâng tầm hoạt động nghề nghiệp luật sư lên phạm trù văn hóa luật sư. Văn hóa theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí minh là nhu cầu tất yếu trong sự phát triển của xã hội loài người : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Văn hóa là toàn thể những thành tựu của loài người trong sản xuất,xã hội và tinh thần . Sự hiểu biết về sự vật hay về cách xử thế tích lũy bằng việc học tập có hệ thống hoặc thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự . “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Đó là những kết quả (sản phẩm) nhất định, những giá trị, những truyền thống, những nếp sống, những chuẩn mực, những tư tưởng, thiết chế xã hội, những biểu trưng, ký hiệu, những thông tin ... mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa và tích lũy. Văn hóa được hiểu là những hoạt động sáng tạo, những công nghệ, những quy trình, những trường, phương thức ứng xử của con người.

Văn hóa như là những quan hệ, phương thức tồn tại, sinh sống và phát triển,cách thức thích ứng với môi những cấu trúc giữa con người với đồng loại và muôn loài tạo thành những giá trị chung của một cộng đồng, đất nước, nhân loại .Văn hóa luật sự là một loại hình văn hóa pháp lý, văn hóa của cộng đồng những người hành nghề luật chuyên nghiệp, cung cấp và được nhận dịch vụ pháp lý, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,công dân,cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Văn hóa luật sư là sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng trong sự tôn trọng và tin cậy của khách hàng đối với luật sư, gắn kết giữa khách với luật sư cùng niềm tin vào công lý trong quá trình sử dụng, vận dụng và thực thi luật pháp. Khi có các rắc rối pháp lý hay có xung đột với pháp luật,văn hóa pháp lý là việc các cá nhân, công dân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng) sẽ tìm đến với dịch vụ pháp lý của luật sư. Tìm đến luật sư để khách hàng được cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, được bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp, được dẫn đến nơi an toàn pháp lý, được biết điều phải trái theo luật định, hạn chế được thiệt hại hoặc tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra hoặc trong trường hợp nhất định cũng được phán xét, phán quyết một cách công khai, công bằng, đảm bảo công lý.

Trong văn hóa pháp lý của nghề luật sư, luật sư là hiện thân của giá trị văn hóa pháp lý kết tinh trên cấp độ cao của nền văn minh pháp quyền. Đó là một thiết chế được sinh ra trong nhà nước pháp quyền, để đảm bảo thực hiện quyền tự do,dân chủ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Một trong chức năng của nhà nước pháp quyền với những đảm bảo cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư để các công dân thực hiện đúng pháp luật, sự phản biện, thậm chí đối trọng chống lại sự bất công, sự lạm quyền, sự lạm dụng luật pháp hay bất cứ một cách nào khác, từ phía nào khác, từ thế lực công hay tư xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, công dân, cơ quan, tổ chức là khách hàng của luật sư theo Hiến pháp và pháp luật. Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng ... 

Luật sư được xác định là một chức danh trong hệ thống các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, được công nhận theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp lý độc lập, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để nghe và đạo đức nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Tòa án, các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Luật sư là mục tiêu bởi lẽ nghề luật sư là một trong các nghề cao quý. Văn hóa của luật sư vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, đội ngũ luật sư nói chung và mỗi luật sư nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sự chuyên nghiệp, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tính liêm chính để xứng đáng với sự tin cậy của xã hội khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra ngày càng cao của nền văn hóa pháp lý trong mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Văn hóa pháp lý của luật sư là động lực phát triển nghề luật sự bởi lẽ luật sư càng cố gắng trau dồi, phấn đấu thực hiện và đạt được các tiêu chí văn hóa nghề nghiệp của mình thì càng được xã hội đánh giá cao, càng có nhiều khách hàng đến với luật sư để nhờ cậy bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình, góp phần phát triển nghề luật sư một cách bền vững.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quy tắc ứng xử ngành nghề Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.11214 sec| 978.641 kb