Quy trình hòa giải và vai trò của luật sư: Giai đoạn kết luận

"Người cầm lửa đi tranh đấu thường cuối cùng chỉ còn lại tro".

Pauline Phillips, 1918 - 2013, nhà báo nổi tiếng, người Mỹ

Quy trình hòa giải và vai trò của luật sư: Giai đoạn kết luận

Giai đoạn kết luận là giai đoạn cuối cùng trong quy trình hòa giải. Nếu các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp, họ sẽ lập thỏa thuận hòa giải thành. 

Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận với nhau, luật sư tư vấn có vai trò soạn thảo, rà soát, xác nhận thỏa thuận để đảm bảo nội dung được các bên hiểu giống nhau. Luật sư tư vấn là người đóng vai trò chính trong việc soạn thảo thỏa thuận hòa giải thành, mặc dù hóa giải viên có thể hỗ trợ làm rõ. góp ý về các nội dung của thỏa thuận.

Một luật sư giỏi là luật sư có thể cân bằng giữa nhu cầu quy định rõ ràng, đầy đủ. và yếu tố ngắn gọn. súc tích của một thỏa thuận hòa giải thành.

Liên hệ

I- ĐI TỚI THỎA THUẬN HÒA GIẢI

Một khi trọng tâm của thỏa thuận đã hiện hữu và các chi tiết được bổ sung, hòa giải viên sẽ mời những người đưa ra quyết định củng thành lập thỏa thuận. Bằng cách ký thỏa thuận thi các bên đã đi đến giải pháp được gọi là thỏa thuận hòa giải thành về việc giải quyết tranh chấp.

Nếu các bên không đạt được thỏa thuận nào, họ thường nhờ hòa giải viên đưa ra kiến nghị. Đây là điều mà hòa giải viên nên hết sức tránh vì nếu đưa ra gợi ý, hòa giải viên có thể gây ra nguy cơ mất tính trung lập cộng với nguy cơ chỉ làm hài lòng một bên hoặc làm phật ý cả hai bên. Có một sự khác biệt giữa kiến nghị và đánh giá của hòa giải viên. Đánh giá là việc hòa giải viên thể hiện ý kiến của mình về luật liên quan, khả năng vụ việc bị đưa ra tòa án hay chỉnh sửa giải pháp.

Nếu hòa giải viên đồng ý đưa ra kiến nghị thì phải dựa trên yêu cầu của tất cả các bên và gửi kiến nghị bằng văn bản cho tất cả vào cùng một thời điểm, với một khuyến cáo rằng nó được lập dựa trên những thông tin có được trong quá trình hòa giải và chúng đã được lựa chọn - hòa giải viên không biết  mình nhận được 90% hay 10% thông tin, vậy nên kiến nghị có thể sẽ rất thiếu sót.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

II- ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN HÒA GIẢI THÀNH

Nếu các bên đạt được thỏa thông về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp, họ sẽ lập thỏa thuận  hòa giải thành. Thỏa thuận hòa giải thành có chữ ký của đại diện các bên và hòa giải viên thương mại. gồm các nội dung chính sau đây:

- Căn cứ tiến hành hòa giải;

- Thông tin cơ bản về các bên;

- Nội dung chủ yếu của vụ việc;

- Diễn biến của quá trình hòa giải;

- Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện:

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;

- Các nội dung khác.

Nếu hòa giải không thành trong ngày hòa giải, hòa giải viên nên mời các bên tới một buổi làm việc mở để:

- Nhìn lại quá trình bắt đầu từ ngày hòa giải:

- Tóm tắt những giai đoạn đã đạt được, xác định những khác biệt còn lại;

- Lập danh sách những gì cần làm để lấp đầy khoảng trống;

- Thống nhất về một kế hoạch để giải quyết tranh chấp;

- Bảo đảm rằng mọi người có thông tin liên lạc đề phòng trường hợp cần đến hòa giải viên sau này.

Cho dù hòa giải có giải quyết được tranh chấp hay không, hòa giải viên nên theo dõi sau đó. Nếu tranh chấp được giải quyết, hòa giải viên có cơ hội xây dựng trên thiện chí đã có. cảm ơn các bên và thể hiện mong muốn sẽ được làm việc cùng nhau trong tương lai. Nếu tranh chấp không được giải quyết, các bên và hòa giải viên có thể thỏa thuận với nhau rằng hòa giải viên sẽ liên lạc sau một khoảng thời gian ngắn và nếu có sự việc gì phát sinh cần đến sự trợ giúp của bên thứ ba, hòa giải viên sẽ có mặt.

Theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. thỏa thuận hòa giải thành phải được lập thành văn bản. Việc soạn thảo thỏa thuận này chủ yếu là việc của luật sư tư vấn của các bên. Hòa giải viên có vai trò đóng góp vào dự thảo và kiểm tra xem mọi vấn đề đã được ghi nhận hay chưa. Gần như trong mọi trường hợp sẽ có vấn đề mới phát sinh trong thời gian này. Điều này sẽ yêu cầu đàm phán thêm và thậm chí là tìm hiểu thêm, từ đó kéo dài quá trình hòa giải, với các bên làm việc cùng nhau hay riêng rẽ. Công việc soạn thảo có thể tình bằng giờ hay thậm chí mất cả ngày, tùy thuộc vào độ phức tạp của tranh chấp. Văn phòng phẩm. máy tính, máy in. máy photo nên được chuẩn bị đầy đủ ở địa điểm hòa giải.

Đối với hòa giải trong lĩnh vực khác, luật không quy định thỏa thuận hòa giải thành phải được lập thành văn bản, nhưng một thỏa thuận tiêu chuẩn thì nên đi theo hình thức này, Thỏa thuận bảng văn bản cho thấy rõ ràng những gì đã được thống nhất và do đó củng cố sự an toàn trong quá trình hòa giải. Soạn thảo thỏa thuận hòa giải có lẽ là một công việc vất vả đối với luật sư tư vấn hoặc các bên chủ sự, vì thế họ có thể dễ bỏ qua chi tiết hoặc khái quát hòa những điều khoản, điều này có thể gây  ra khó khăn trong quá trình thực hiện thỏa thuận sau này. Do vậy. hóa giải viên trong thời điểm cần giữ cho các bên hưng phấn và có năng lượng làm công việc rất quan trọng này. Các bên có sẽ chỉ chờ đợi trong khi các luật sư đang soạn thảo, vì họ chỉ cần kiểm tra khi phiên bản thỏa thuận cuối cùng đã được soạn xong để được rà soát trước khi các bạn ký vào đó. Đôi khi, các bạn sẽ cần thảo luận lại các điều khoản của thỏa thuận.

Trong các trường hợp phức tạp cần đến một mẫu thỏa thuận cụ thể. hòa giải viên có thể đề nghị luật sư tư vấn chuẩn bị và thậm chí trao đổi trước ngày dự thảo thỏa thuận hòa giải thành, để ghi lại các chi tiết dựa vào khi được thống nhất. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và đảm bảo rằng những điểm phức tạp không bị bỏ qua khi mọi người đều mệt mỏi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

III- KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN HÒA GIẢI THÀNH

Không phải vụ tranh chấp nào cũng có thể được giải quyết thành công bằng hòa giải. Trong trường hợp đó, hòa giải viên không nên cảm thấy thất vọng. Hòa giải viên nên tự nhắc nhở mình rằng chính các bên tranh chấp mới là người có quyền ra quyết định và lựa chọn có giải quyết được hay không. Ngay cả khi chưa hòa giải được, họ cũng vẫn có thể đàm phán tiếp sau này và hòa giải viên có thể được mời để hỗ trợ thêm. Thực tế cho thấy rằng, nhiều cuộc hóa giải không đạt được kết quả tốt ngay trong ngày có thể thành công sớm sau đó.

IV- VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TƯ VẤN TRONG GIAI ĐOẠN KẾT LUẬN CỦA QUY TRÌNH HÒA GIẢI

Trong giai đoạn kết luận, trường hợp các bên đạt được thỏa thuận với nhau, luật sư tư vấn có vai trò soạn thảo, rà soát, xác nhận thỏa thuận để đảm bảo nội dung được các bên hiểu giống nhau. Luật sư tư vấn là người đóng vai trò chính trong việc soạn thảo thỏa thuận hòa giải thành, mặc dù hóa giải viên có thể hỗ trợ làm rõ. góp ý về các nội dung của thỏa thuận.

Trong trường hợp hòa giải thành, luật sư tư vấn cần chú ý một số vấn đề sau:

Luật sư tư vấn sẽ không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào cho đến khi đặt bút ký vào thỏa thuận hòa giải. Vì vậy. việc viết rõ mọi thỏa thuận sau quá trình hòa giải là vô cùng quan trọng.

Thỏa thuận hòa giải thành không nhất thiết phải giải quyết toàn bộ các vấn đề tranh chấp. Tuy nhiên, tốt nhất là mỗi vấn đề sau khi đạt được thỏa thuận. phải được quy định đủ rõ ràng đơn nghĩa để nó được giải quyết đến cùng, và dễ dàng thi hành được. Ví dụ. thay vì ghi: Bên A sẽ thanh toán cho Bên B trong vòng [X] ngày, thì nên ghi là Bên A sẽ thanh toán cho Bên B trước ngày 20/11/2018.

Tốt nhất là thỏa thuận hòa giải thành nên ngắn gọn và đơn giản hơn là một hợp đồng trong bối cảnh thông thường, vì hai lý do sau: Một là, hòa giải thường chỉ kéo dài trong một ngày. Việc soạn thảo một thỏa thuận quá dài dòng sẽ có nguy cơ khiến việc ký thỏa thuận kéo dài sang ngày hôm sau, dẫn đến một hoặc các bên có thể đổi ý và kết quả hòa giải thất bại. Hai là, luật sư tư vấn của hai hoặc nhiều phía thường có xu hướng bất đồng và nhấn mạnh rủi ro. Điều này có nghĩa là thỏa thủ án càng dài dòng phức tạp sê càng khiến nguy cơ chúng bị tranh cãi và quà chính đàm phán lại được mở lại. Một luật sư giỏi là luật sư có thể cân bằng giữa nhu cầu quy định rõ ràng, đầy đủ. và yếu tố ngắn gọn. súc tích của một thỏa thuận hòa giải thành.

Luật sư tư vấn nên soạn thảo sẵn một thỏa thuận hòa giải thành mẫu ngắn gọn. thậm chí trước khi đến phiên hòa giải với các thông tin các bên đã được điền sẵn. Việc này sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian soạn thảo, đặc biệt khi các bên đã dành mất nhiều thời gian cho giai đoạn đàm phán

Sau khi thỏa thuận đã được ký, luật sư tư vấn cần hướng sự chú ý của khách hàng đến việc thực thi thỏa thuận hòa giải thành. Trong đa số trường hợp các bên được kỳ vọng là sẽ tự nguyện thi hành thỏa thuận hòa giải thành, vì thỏa thuận đó là do chính các bên lựa chọn và quyết định chứ không phải sự áp đặt của bất kỳ bên thứ ba nào. Tuy nhiên trường hợp một bên không tự nguyện thi hành, tùy thuộc vào việc hòa giải có được tiến hành song song với các biện pháp tố tụng (ví dụ trọng tài hoặc tòa án) hay không mà cách thức cưỡng chế thi hành thỏa thuận hòa giải thành sẽ có thể khác nhau. Điều 16 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cho phép một bên yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành theo trình tự thủ tục của việc dân sự và quả đó thi hành thỏa thuận hòa giải thành.

Xem thêm: Vai trò của luật sư trong hòa giải

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quy trình hòa giải và vai trò của luật sư: Giai đoạn kết luận

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.53098 sec| 1120.805 kb