Vai trò của Luật sư trong hòa giải

"Hòa bình là cuộc chiến duy nhất đáng tiến hành".

Albert Camus, 1913 - 1960, nhà văn, triết gia, Pháp

Vai trò của Luật sư trong hòa giải

Với kiến thức pháp lý, xã hội và kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt được tích lũy trong quá trình hành nghề, luật sư có thể làm tốt công việc của một hòa giải viên.

Trên cương vị người tư vấn cho khách hàng trong quá trình hòa giải, luật sư tư vấn làm việc với khách hàng để định hướng xử lý tranh chấp, cùng tham gia quá trình hòa giải khi cần thiết và thúc đẩy quá trình hòa giải diễn ra một cách hiệu quả.

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong hòa giải với tư cách là đại diện theo ủy quyền cho khách hàng, cũng như khi đại diện cho khách hàng tại tòa án hoặc trọng tài trong thủ tục tố tụng. Luật sư giúp khách hàng giao tiếp với hòa giải viên và bên kia.

Liên hệ

I- LUẬT SƯ LÀM HÒA GIẢI VIÊN

Ở Việt Nam hiện nay. vẫn có nhiều người nghĩ rằng công việc quan trọng nhất của luật sư là làm "thầy cãi”, là đứng ra bảo vệ một bên trong tranh chấp. Tuy vậy, với kiến thức pháp lý, xã hội và kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt được tích lũy trong quá trình hành nghề, luật sư có thể làm tốt công việc của một hòa giải viên.

Trong tư cách hóa giải viên, vai trò của luật sư thường được định hình bởi những tình tiết cụ thể của vụ tranh chấp. Nếu vụ việc tranh chấp chủ yếu là về những vấn đề kỹ thuật trong một lĩnh vực pháp lý như xây dựng, tài trợ dự án. một hòa giải viên có kiến thức chuyên môn liên quan sẽ là điều rất cần thiết đối với quá trình hòa giải vì điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc hướng các bên vượt qua những yếu tố phức tạp của vụ việc, tập trung vào những điều cốt lõi nhất để đi đến hòa giải thành công. Lý do cho việc này cơ thể là:

Thứ nhất, thực hành hòa giải đôi khi được coi là một phần phát sinh của đào tạo nghề luật và đó là kỹ năng mà luật sư đã được trang bị;

Thứ hai. kinh nghiệm pháp lý là cần thiết để giải quyết những tranh chấp làm tất cả các bên thỏa mãn, vì đa số các tranh chấp liên quan đến các vấn đề pháp lý phức tạp.

Luật sư với tư cách hòa giải viên có thể nhận diện nhanh chóng các vấn đề đang gây ra xung đột (tương tự như khi tư vấn cho khách hàng) và giúp các bên vạch ra được một phương án khả thi. Hòa giải viên làm việc này bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến diễn biển và tình tiết của vụ tranh chấp, xem xét rủi ro để hỗ trợ các bên thay đổi chiến lược đàm phán của mình, chuyển phương án để lợi ích nghiêng về một bên thành một kết quả mà đôi bên cùng có lợi.

Tất nhiên, lợi thế này chỉ tồn tại với giả định, luật sư có thể làm tròn vai của hòa giải viên với các kỹ năng phù hợp, đặc biệt là trong vai trò hòa giải viên, luật sư cần tránh những lỗi thường gặp như tư vấn cho các bên về pháp lý. hãy đề xuất, định hướng các bên giải quyết tranh chấp theo quan điểm của bạn thân mình.

Xem thêm: Kỹ năng của luật sư khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

II- LUẬT SƯ LÀ NGƯỜI TƯ VẤN CHO KHÁCH HÀNG

Trên cương vị người tư vấn cho khách hàng trong quá trình hòa giải, luật sư tư vấn làm việc với khách hàng để định hướng xử lý tranh chấp, cùng tham gia quá trình hòa giải khi cần thiết và thúc đẩy quá trình hòa giải diễn ra một cách hiệu quả.

Trước khi quyết định lựa chọn hòa giải đề giải quyết tranh chấp, luật sư có thế tư vấn cho khách hàng liệu hòa giải có phải là một phương thức phù hợp đối với tình thế hiện tại hay không. Luật sư nên chỉ ra những ưu. nhược điểm của hòa giải trong so sánh về phương thức khác và tự xác định rằng trong nhiều trường hợp khi mà tranh chấp quá phức tạp hoặc các bên không còn tinh thần hợp tác, hòa giải không phải là cách nhanh chóng hay hiệu quả để giúp các bên xóa bỏ xung đột. Từ đó. khuyến nghị khách hàng chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài, tòa án. Những vụ việc liên quan đến các yếu tố thương mại, nội dung thiên về sự kiện thực tế và không hoàn toàn mang tính pháp lý, hay các bên tranh chấp đang có mối quan hệ lâu dài và muốn duy trì, có nhiều khả năng phù hợp với hòa giải

Trước khi phiên làm việc hòa giải diễn ra, luật sư tư vấn cho khách hàng để hoạch định một chiến lược đàm phán, xác định lợi ích của khách hàng và đề xuất những phương án khác nhau vừa thỏa mãn khách hàng, vừa để bên kia chấp nhận được. Luật sư có trách nhiệm xem xét điều chỉnh kỳ vọng của khách hàng và nhắc nhở họ rằng có khả năng họ sẽ phải chấp nhận hy sinh điều này để có được đi cụ khác.

- Tư vấn cho khách hàng về cơ sở pháp lý của vụ tranh chấp của mình trước khi tham gia hòa giải.

- Cung cấp chuyên môn về vấn đề. Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng về cơ sở pháp lý của bất kỳ vụ kiện tiềm năng hoặc đang diễn ra. Điều này có thể đặc biệt có giá trị nếu hòa giải viên không phải là luật sư, không có kiến thức chuyên môn về vấn đề xung đột.

Vì các bên nắm nhiều quyền quyết định kết quả của hòa giải hơn so với kết quả giải quyết tranh chấp tại tòa án, nơi thẩm phán là người phán quyết, nên các bên có nhiều cơ hội sáng tạo và đưa ra những giải pháp độc đáo. Lúc này, luật sư phải là người phân tích được tình hình, vị trí pháp lý của khách hàng và những kết quả khả thi có thể đạt được khi đi đến thỏa thuận hòa giải.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

III- LUẬT SƯ LÀ ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG TRONG HÒA GIẢI

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong hòa giải với tư cách là đại diện theo ủy quyền cho khách hàng, cũng như khi đại diện cho khách hàng tại tòa án hoặc trọng tài trong thủ tục tố tụng. Luật sư giúp khách hàng giao tiếp với hòa giải viên và bên kia. hỗ trợ khách hàng trong việc giải thích vụ việc trên quan điểm của khách hàng và diễn giải lại ý kiến đóng góp và câu hỏi của hòa giải viên cho khách hàng. Để thực hiện vai trò đại diện khách hàng của mình, luật sư cần sử dụng các kỹ năng như một người lắng nghe, người phát ngôn, người giải quyết vấn đề, người bảo vệ và người đàm phán.

Luật sư tham gia hòa giải với khách hàng của họ sẽ hỗ trợ bằng việc đàm phán thay mặt cho khách hàng và tư vấn cho khách hàng đề tìm cách đạt được giải pháp hòa giải. Người luật sư tham gia hiệu quả sẽ giúp khách hàng xem xét các vị thế đàm phán của cả hai bên và có cái nhìn thực tế về xung đột, chứ không phải là một cái nhìn phụ thuộc quá nhiều vào cảm xúc.

Khi phiên họp hòa giải kết thúc, luật sư phải truyền tải được những gì đã xảy ra tại buổi hòa giải vào thỏa thuận hòa giải thành với sự cẩn trọng và chính xác. Luật sư có trách nhiệm trấn an khách hàng về giải pháp  được đề xuất và giúp thực hiện thỏa thuận. Khách hàng cũng phải được hướng dẫn rằng tính bảo mật của cuộc họp hòa giải sẽ luôn được duy trí ví lợi ích của cả hai bên.

Các bên tham gia cuộc hòa giải thành, cũng phải nhớ rằng thỏa thuận chung của họ về bản chất là hợp đồng và họ phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. Trong trường hợp vi phạm thỏa thuận, khách hàng có thể thuê luật sư đề nộp đơn khởi kiện tại tòa án để bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này hoặc đại diện khách hàng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào.

Các bên tham gia một thỏa thuận, hợp đồng hiếm khi nghĩ đến việc mối quan hệ của họ có thể bị phá vỡ. Khi đó luật sư có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các nguồn tranh chấp tiềm ẩn và cách thức giải quyết chúng. Luật sư có thể đưa điều khoản hòa giải vào trong hợp đồng của khách hàng. Nếu thỏa thuận, hợp đồng của khách hàng không bao gồm diều khoán hòa giải và tranh chấp đã phát sinh, luật sư sẽ phải đề xuất với đối tác của khách hàng đề dựa vào hợp đồng quy định giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Hơn nữa, các điều khoản hòa giải có thể bao gồm các chi tiết như địa điểm hòa giải, pháp luật điều chỉnh hòa giải, quy tắc hòa giải.

Với sự giúp đỡ từ luật sư của họ, các doanh nghiệp có thể lựa chọn hòa giải viên, kiểm soát chi phí và thời gian sao cho hợp lý. Sự linh hoạt này có thể dẫn đến các giải pháp cả hai bên cùng có lợi và tăng tính tuân thủ thỏa thuận đạt được tại buổi hòa giải, vì các bên có khả năng tạo ra các giải pháp và linh hoạt mà tòa án thường không đưa ra. Do đó, hòa giải là một công cụ khác đề luật sư cung cấp cho khách hàng, giúp họ hướng đến những giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của họ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Vai trò của Luật sư trong hòa giải

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38488 sec| 1112.711 kb