Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh".
Ralph Waldo Emerson, 1803-1882, triết gia, Mỹ
Trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự, các bên trong giao dịch thường có xung đột về quyền và nghĩa vụ. Các xung đột này có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau như thương lượng, hòa giải, bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm như Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, linh hoạt giúp cá bên tiết kiệm thời gian, công sức; các bên có quyền tự định đoạt lựa chọn hòa giải viên, địa điểm; Tính thân thiện của hòa giải giúp giữ gìn mỗi quan hệ giữa các bên.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Hòa giải là làm cho ổn thỏa tình trạng mâu thuẫn, xích mích giữa hai bên”.
Từ điển Black's Law đưa ra định nghĩa về hòa giải: “Hòa giải (conciliation) là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họa dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập)”.
Với sự ra đời của Nghị định số 22”2017/NĐ-CP. khái niệm về hòa giải thương mại được thống nhất hiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”
Một số đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải:
(1) Hoà giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp phí tố tụng.
(2) Hòa giải có sự tham gia của bên trung gian giúp cho các bạn có thể thỏa thuận với nhau về phương án giải quyết tranh chấp. Người trung gian này chỉ đóng vai trò giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp, còn việc giải quyết tranh chấp vấn do các bên quyết định. Hòa giải viên à người có vị trí độc lập với các bên, không có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp và không có quyền đưa ra phán quyết. Tính trung lập của hòa giải viên tạo nên sự tin cậy của các bên tranh chấp khi yêu cầu hòa giải bất đồng của mình.
(3) Các bên tự quyết định, thay đổi, xác lập kết quả thỏa thuận về giải quyết tranh chấp theo thiên chí, sự tự nguyện của các bên.
(4) Kết quả hòa giải có giá trị ràng buộc các bên theo quy định pháp luật dân sự. Tuy nhiên, kết quả hòa giải không cơ tính cưỡng chế thi hành.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
III- ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG HÒA GIẢI
- Tính hành trong môi trường, hoàn cảnh theo các bên thỏa thuận;
- Giản lược về thủ tục: có thể đi thẳng vào bản chất tranh chấp; không yêu cầu về thủ tục phức tạp;
- Không có quy định về việc kiểm chứng thông tin, hay xem xét về mặt thủ tục. Hai bên cần có tinh thần thiện chí về việc trình bày chính xác các chi tiết và cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan.
- Không có quy định về địa điểm, không gian hay phong thái, ngôn ngữ, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia buổi hòa giải;
- Tính thân thiện của buổi hòa giải làm các bên tranh chấp thấy gần gũi và thân mật, không tạo ra không khí lo lắng, căng thẳng so với hoạt động xét xử của phiên tòa.
- Tập trung giải quyết mong muốn thật sự của các bên tranh chấp;
- Các bên tự do đưa ra định hướng giải quyết mà không phải áp dụng các quy tắc và nguyên tắc có tính ràng buộc. Thỏa thuận đạt được dựa trên cơ sở lợi ích chung chung phải là một thỏa thuận hợp pháp;
- Các bên quyết định phương án hòa giải và được biết kết quả ngay tại buổi hòa giải;
- Các doanh nghiệp thường có cách nhìn rộng về lợi ích hơn so với thẩm phán. Do đó, họ mong muốn đi đến một thỏa thuận giải quyết tranh chấp đôi bên cùng có lợi mà không quá chú trọng đến quyền và nghĩa vụ pháp lý để lồng ghép các thương vụ làm ăn trong tương lai vào thỏa thuận giải quyết.Thông thường để đi đến kết quả hòa giải, các bên sẽ xem xét đến những ưu tiên, cân đối về cách thức kinh doanh, đánh giá tác động và phương pháp giải quyết.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải giúp các bên duy trì mối quan hệ bởi nó chú trọng vào việc xem xét lợi ích và quan tâm thực tế của các bên; thủ tục giải quyết không quá phức tạp, các bên có thể thoải mái bày tỏ nguyện vọng, cảm xúc, tự đưa ra các quyết định liên quan đến tranh chấp trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.
- Phiên tòa được tổ chức kín: nội dung trao đổi trong phiên họp không được công bố công khai trừ khi các bên đồng ý.
- Hòa giải viên phải bảo đảm tính bảo mật và phải xử lý mọi thông tin một cách thận trọng. Tiết lộ bí mật mà không được phép sẽ hủy hoại uy tín của hòa giải viên, phá vỡ niềm tin đối với các bên và thậm chí có thể chấm dứt việc hòa giải.
- Bảo mật thông tin tài liệu trong hòa giải đối với tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài sau đó (nếu có).
(Lưu ý: Bài viết chỉ giới hạn các trao đổi về hòa giải trong phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP).
Xem thêm: Điều kiện, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm