Điều kiện, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

"Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh".

Ralph Waldo Emerson, 1803-1882, giảng viên, triết gia, nhà thơ, người Mỹ 

Điều kiện, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp. 

Nguyên tắc quan trọng và căn bản nhất của hòa giải là tính bảo mật. Đây cũng là một ưu điểm của hòa giải so với tố tụng tại tòa án khi mà các bên tranh chấp thường không muốn những bí mật của mình (bí mật kinh doanh, uy tín kinh doanh, thông tin đời tư cá nhân) bị tiết lộ quá nhiều cho người khác. Các nguyên tắc khác của giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là: các bên làm chủ cuộc đàm phán của mình, tính trung lập và không thiên vị của hòa giải viên.

Liên hệ

I- ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG HÒA GIẢI

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP: “Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp”.
Như vậy với quy định trên có thể thấy, để một tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại thi phải đáp ứng hai điều kiện sau:

(i) Các bên phải có thỏa thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải phái được xác lặp bằng vàn bản dưới hình thức: (i) điều khoản hòa giải đã được ghi trong họp đồng, hoặc (ii) thỏa thuận riêng  (ví dụ: một phụ lục đinh kèm tại thời điểm ký hợp đồng hoặc văn bản được các bên ký kêt sau khi phát sinh tranh chấp).

(ii) Thỏa thuận hòa giải có thể được các bên thỏa thuận trước, sau khi tranh chấp xây ra hoặc vào bất kỳ lúc nào trong quá trình tranh chấp được giải quyết. Không nhất thiết phải có thỏa thuận trước trong hợp đồng thì các bên mới có thể giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại.

Xem thêm: Vai trò của luật sư trong hòa giải

II- NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG HÒA GIẢI

1- Tính bảo mật trong giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Một trong những nguyên tắc quan trọng và căn bản nhất của hòa giải là tính bảo mật. Đây cũng là một ưu điểm của hòa giải so với tố tụng tại tòa án khi mà các bên tranh chấp thường không muốn những bí mật của mình (bí mật kinh doanh, uy tín kinh doanh, thông tin đời tư cá nhân) bị tiêt lộ quá nhiều cho người khác.

Tính bảo mật có một ý nghĩa rất quan trọng trong hòa giải, thường được ghi nhận trong các văn bản quy tắc của phương thức giải quyêt tranh chấp này. Trên phương diện quốc tế, Chỉ thị số 2008/52/EC của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng ngày 21/5/2008 vê một sô khía cạnh hòa giải trong các vấn đề dân sự và thương mại cũng nêu lên tâm quan trọng của tính bảo mật trong hòa giải: “Tính bảo mật trong quy trình hòa giải là quan trọng và do đó, Chỉ thị này nên cung câp mức độ tương thích tối thiểu của các quy tắc tố tụng dân sự liên quan đên cách bảo vệ tính bảo mật của hòa giải trong bất kỳ thủ tục tố tụng tòa án hoặc trọng tài nào tiếp theo”.

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đề cạp đến tính bảo mật cùa hỏa giãi tại Điều 9’ Quy tắc Hòa giải của mình như sau: "trong trường hợp không có bất kỳ thoả thuận nào của các bên ngược lại và trừ khi bị cấm theo luật áp dụng, thủ tục hòa giải, là riêng tư và bí mật; bất kỳ thoả thuận hòa giải thành nào giữa các bên sẽ được giữ bí mật, ngoại trừ việc một bên có quyền tiết lộ trong phạm vi được yêu cầu bởi luật áp dụng hoặc cần thiết cho mục đích thực hiện hoặc thi hành. Tại Việt Nam, nguyên tắc bảo mật được quy định rõ trong Khoản 2 Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau: “Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giãi phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận băng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”.

Nhìn chung, hòa giải là một quá trình được thực hiện một cách bí mật, riêng tư. Chính tính chất này của hòa giải đảm bảo rằng các bên sẽ tự nguyện tham gia quy trình và tiếp tục cho phép họ tham gia hiệu quả và thành công, vì hòa giải thường gợi ra những cảm xúc về những vấn đê tê nhị của các bên. Những gì được các bên và hòa giải viên thảo luận với nhau được bảo mật. Điều này có thể được bảo đảm bằng một thỏa thuận bảo mật thông tin được các bên ký kết trước khi bắt đầu hòa giải.

Kêt quả chỉ được công bố nếu các bên đồng ý. Không có thông tin riêng tư nào mà một bên chia sẻ với hòa giải viên trong các buổi họp riêng được truyền tải ra ngoài mà không nhận được sự đồng ý rõ ràng của bên đó. Nếu các bên không thể đi đến được thỏa thuận hòa giải thành thì bất kỳ trao đổi nào giữa các bên như đề nghị, đề xuất, góp ý hay tuyên bố mà họ đưa ra không ràng buộc họ và không được sử dụng trong các quá trình tố tụng tại tòa án hay trọng tài. Điều này đặt ra cho hòa giải viên một trách nhiệm rõ ràng là phải bảo toàn tính bảo mật và xử lý tất cả thông tin nhận được vô cùng cấn thận vì một khi đã bị tiết lộ thì thòng tin mạt không bao giờ có thể khôi phục được tính bí mật của nỏ .

Một đặc tính quan trọng của tính bảo mật trong hòa giải là tính bảo mặt hai tàng, nghía là ngoài việc thông tin không được tiêt lộ ra bên ngoài, thì thông tin của một bên cung cấp trong phiên làm việc riêng cùng không được phép tiêt lộ cho phía bên kia nêu bên cung câp thông tin chưa cho phép.  Để đảm bảo chắc chắn những thông tin nào phải bí mặt và thòng tin nào không, trong mỗi phiên họp riêng hòa giải viên thường sẽ hoi từng bên những gì thu được từ cuộc họp riêng có thể được tiết lộ cho bên kia hay không, và hòa giải viên là người chủ động xác định những thông tin cụ thể nào sẽ hữu ích khi chia sẻ cho bên kia và xin phép tiết lộ thông tin đó. Tiết lộ thông tin mật của bên này cho bên kia mà không xin phép sè hủy hoại lòng tin của các bên vào hòa giải viên và thậm chí có thể chấm dứt luôn quá trình hòa giải.

Hòa giải viên cần luôn tự nhắc nhở mình rằng mọi thứ được nói ra, trừ phi đã được nhắc hoặc nhắc lại trong các giấy tờ trao đổi qua lại hoặc có được từ buổi họp chung, là bí mật và chỉ có thể được chia sẻ cho bên kia nếu bên ban đâu cho phép. Để chắc chắn, hòa giải viên nên sử dụng một bản tóm tắt, ghi lại các ý mà các bên trình bày trong từng buổi họp riêng, và kiểm tra tính bảo mật và sự cho phép tiết lộ của từng bên sau mỗi buổi họp. Nếu hòa giải viên không chắc chắn về một thông tin nào đó đã được sự cho phép tiết lộ hay chưa, hãy quay lại phòng họp riêng và xác nhận với bên tranh chấp trước khi tiết lộ điều gì đó cho bên còn lại. Việc này sẽ bảo đảm cho hòa giải viên không phá vỡ tính bảo mật và cũng giúp nhấn mạnh lại với các bên rằng minh sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin mật nào, từ đó gia tăng sự tin tưởng, khuyến khích các bên cỏi mở hon, chia sẻ thông tin nhiều hon trong những phiên làm việc riêng.

Tất nhiên, đê thúc đẩy quá trinh hòa giải, các bên tranh chấp văn cần phải có những cuộc đối thoại trực tiếp với nhau và để tạo ra cơ hội • mang tinh xảy dựng cho các cuộc gập chung này thì việc chia sỏ thông un trong nhừng phiên làm việc ricng là vô cùng cần thiôt. Các bôn sẽ I trờ nên bực bội và chán nản nếu thông tin giừa họ không được trao đối; điều này bảo đàm tính bảo mật nhưng lại hạn chế tiến trình hòa giải.  Vì vậy, một hòa giải viên giỏi là người có khả năng cân bàng giữa yêu cầu bâo mật giừa các phiên họp riêng, và nhu cầu chia sẻ thông tin qua lại của hai bên giừa các phiên họp riêng này. Hòa giải viên cần làm cho mỗi bên hiêu được nhừng thông tin nào khi chia sẻ cho phía bên kia sẽ giúp ích cho các bên lại gần nhau hon, và giúp chính bên chia sẻ thông tin nhận được thêm các thông tin có ích và đề xuất có giá trị từ phía còn lại.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các bên làm chủ cuộc đàm phán của mình

Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đăng về quyền và nghĩa vụ. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của hòa giải so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án hay trọng tài là các bên có toàn quyền kiểm soát quyết định cuối cùng. Các bên chủ sự không trao quyền quyết định cho bên thứ ba là hòa giải viên nên họ chính là trung tâm của hòa giải, hòa giải viên chỉ là chất xúc tác giúp quá trình hòa giải diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn. Các bên thuyết phục, đàm phán, thương lượng với nhau chứ không phải trình bày với hòa giải viên. Họ quyết định việc giải quyết tranh chấp, thời gian làm việc của họ và chọn những gì họ muốn tiết lộ, giữ quyền kiểm soát hướng đi và tốc độ phát triển của cuộc hòa giải, mặc dù hòa giải viên là người quản lý quy trình. Vai trò của hòa giải viên là giúp các bên tìm cách giải quyết riêng của họ.

Hòa giải viên đến cuộc hòa giải với một tâm trí minh mẫn, không bị xáo trộn bởi các chi tiết và cảm xúc mà các bên thường có; sự minh mẫn đó có thể hỗ trợ trong việc tạo ra các V tường đề giãi quyết tranh chấp . Tuy nhiên, hòa giải viên không phái là người ra quyết định, vốn là quyền hạn cùa thấm phán hay trọng tài viên. các bèn cần phải đi đến giâi pháp cùa họ theo cách riêng của mình. Hòa giãi viên phải tránh sa đà vào việc vạch ra một giải pháp và thúc đày các bèn hướng tới, vì nếu suy nghĩ quá nhiều về một giải pháp, hòa giãi viên sè ít cỏ hửng thủ với một phương án khác có thể tốt hơn. Các bèn hiếm khi tiết lộ tất cả những gì thực sự thúc đấy họ và lý do tại sao họ lại chấp nhận một giải pháp này so với một giải pháp khác nên hòa giải viên cần nhớ rằng chỉ có các bên mới là người biết rõ nhất họ muôn gì và có thê chấp nhận gì.

Thực chất, hòa giải viên chỉ có nhiệm vụ điều khiển hiệu quả quá trình hòa giải để các bên chủ sự tìm được tiếng nói chung, đây là nhiệm vụ mang tính tiling lập. Vì vậy, hòa giải viên không phải đưa bất kỳ đáp án hay giải đáp gì cho các bên cũng như không tạo ra thỏa thuận nào cho đến khi đặt bút ký vào biên bản. Kết quả của hòa giải như thế nào đêu phụ thuộc vào các bên, chẳng hạn như họ sẽ cân nhắc đến mối quan hệ của mình trong tương lai để suy tính liệu có nên ký kết thoa thuận hòa giải thành hay không. Hơn nữa hòa giải là một quá trình không ràng buộc, sự tham gia là tự nguyện nên các bên có thế rời khỏi buồi hòa giải bất cứ lúc nào. Ngay cả khi việc tham gia không phải là tự nguyện từ đầu, khi được điều khoản trong hợp đồng yêu cầu, các bên kiểm soát mức độ tham gia của họ và có thể rời khởi bàn đàm phán khi họ cảm thấy quá trình này không hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã chímg minh, hầu hết các bên tranh chấp không bỏ dở giữa chừng và một tỷ lệ rất cao đã hòa giải thành công, ngay cả khi ban đầu họ không sẵn lòng và chưa tin tưởng vào kết quả của quá trình hòa giải.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

3- Tính trung lập và không thiên vị của hòa giải viên

Tính trung lập, công bằng và độc lập là một trong những giá trị quan trọng nhat cua hòa giải vicn cùng như quá trình hỏa giai noi chung. Các ben cần hiểu, thông qua giải thích và minh họa, những khía cạnh này của vai trò hòa giài viên và nhùng lợi ích mà chủng mang lại. Hòa giai viên hiệu quả không chỉ đơn thuần là hành động một cách còng bằng, mà phải là vô tư, học cách gạt sang một bên các gia định, định kiên và phân tích quá sớm về những gì quan trọng đối với những cá nhàn này. Khi được làm việc với ai đó thực sự không phán xét, các bèn sè thay thoải mái và tự do hơn. 

Hòa giải viên phải không vướng bận với những cảm xúc và sự kiện thực tế về vụ tranh chấp; không có quyền lợi, không có vị trí đế bâo vệ. Khi các mối quan hệ được hình thành và sự tin tưởng được xây dựng, các bên thường trở nên thoải mái hơn và ít phòng thủ hơn, và vì thế trở nên cởi mở hơn với những quan điểm và giải pháp đối với việc giải quyết.

Tính trung lập của người hòa giải đôi khi được các bên yêu cầu người hòa giải đưa ra ý kiến hoặc đề xuất giải pháp. Có thế có lý giải cho người trung gian có kinh nghiệm để bình luận về một vấn đề cụ thể trong khi vẫn giữ lại lập trường trung lập. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản là người hòa giải nên tránh đưa ra một quan điểm, vì tính trung lập của người hòa giải phải vượt qua và không ngừng được củng cô cho các bên trong suốt buổi hòa giải.

Xem thêm: Kỹ năng của luật sư khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Điều kiện, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.47166 sec| 1124.891 kb