Quyền chuyển đổi giới tính

18/12/2022
Hiện nay, tại Việt Nam hành lang pháp lý về chuyển đổi giới tính còn nhiều hạn chế. Điều đó tác động không nhỏ tới đời sống xã hội của những người chuyển giới. Tuy nhiên, tại Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về quyền chuyển chuyển đối giới tính. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về quyền chuyển đổi giới tính theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

1. Khái quát về quyền chuyển đổi giới tính

Quyền chuyển đổi giới tính là quyền nhân thân của cá nhân. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, mặc dù các văn kiện quốc tế về nhân quyền chưa có quy định riêng về quyền được chuyển đổi giới tính nhưng trong rất nhiều văn bản đã ghi nhận các quyền có liên quan, đặc biệt Uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc còn hối thúc và khuyến khích các quốc gia “hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về mặt pháp lý giới tính mà họ muốn của người chuyển giới và cung cấp những giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn.”. 

Tại Việt Nam, xét về lịch sử hình thành, không phải lần đầu tiên quyền chuyển đổi giới tính được đưa ra xem xét khi xây dựng BLDS năm 2015 mà trước đó, khi xây dựng BLDS năm 2005, đã có nhiều ý kiến đồng thuận. Tuy nhiên, với những điều kiện kinh tế, xã hội tại thời điểm đó, nhiều quan điểm cho rằng: việc thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính sẽ gây ra những hệ luỵ khó kiểm soát như dễ gây ra việc chuyển giới ồ ạt trong một bộ phận giới trẻ chưa có sự chín chắn trong hành động; ảnh hưởng đến các chính sách hộ tịch, hôn nhân; trốn tránh nghĩa vụ,… Vì vậy, BLDS năm 2005 chỉ thừa nhận quyền xác định lại giới tính của các cá nhân có khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

Tuy nhiên, giữa quyền xác định lại giới tính và và quyền chuyển đổi giới tính lại có sự khác biệt rất lớn cả về đối tượng, phương thức thực hiện và kết quả.

2. Quy định của pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính 

Về quyền xác định lại giới tính Bộ luật dân sự (sửa đổi) quy định tại Điều 36:

- Cá nhân có quyền xác định lại giới tính

-  Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính; Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật

- Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Quyền chuyển đổi giới tính được quy định tại Điều 37 như sau:

- Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật.

- Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch

- Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

0 bình luận, đánh giá về Quyền chuyển đổi giới tính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.32054 sec| 931.43 kb