Quyền tổ chức cá nhân góp vốn đối với doanh nghiệp

18/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Cá nhân tổ chức góp vốn có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cần lưu ý những gì? Bao gồm tên doanh nghiệp và các trường hợp để tránh nhầm lẫn

Quyền của cá nhân tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp cũng rất quan trọng luật thành lập doanh nghiệp.

1- Cá nhân tổ chức góp vốn có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định, trừ những trường hợp sau đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ tràn nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi nhuận riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2- Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là tên gọi của cá nhân nhân tổ chức góp vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt doanh nghiệp mang tên gọi đó với doanh nghiệp khác. Tên doanh nghiệp là thông tin quan trọng cần phải có để có thể tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây

  • Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là " công ty trách nhiệm hữu hạn" hoặc "công ty TNHH" đối với "công ty cổ phần" hoặc "công ty CP" đối với công ty cổ phần, được viết là "công ty hợp danh" hoặc "công ty HD" đối voies công ty hợp danh; được viết là "doanh nghiệp tư nhân", "DNTN" hoặc "doanh nghiệp TN" đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, Ư, chữ số hoặc ký hiệu.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-ting. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp.

có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khô chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
  • Việc sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
  • Tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

3- Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chí khác với tôi riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký)
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đồ đăng ký bởi ký hiệu "&", “.. "T, “+””-” “_”(không áp dụng đối với trường hợp công (1 con của công ty đã đăng ký)
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký)
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
  •  Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.




  •  
  •  
  •  

Để hạn chế các tranh chấp liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến tên doanh nghiệp, Luật sư cần tư vấn cho khách hàng về việc không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, Luật sư cần tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp để tư vấn cho khách hàng.

Pháp luật về tổ chức triển khai quy chế quản lý tài chính

Yêu cầu quản trị nguồn nhân lực của tổ chức hành nghề luật sư

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Quyền tổ chức cá nhân góp vốn đối với doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39803 sec| 954.406 kb