Quyền tự do kinh doanh của thương nhân
1- Thương nhân là gì?
Trong Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807: "Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình".
Trong Bộ luật Thương mại Hàn Quốc 2010:
"Điều 4: Thương nhân theo bản chất kinh doanh
Bất kỳ cá nhân nào tham gia vào hoạt động thương mại dưới tên của mình đều được gọi là thương gia (thương nhân).
Điều 5: Thương nhân theo cấu trúc pháp lý
Bất kỳ người nào tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào theo cách tương tự như một thương gia (thương nhân) thông qua các cơ sở kinh doanh hoặc cơ sở tương tự đều được coi là một thương gia (thương nhân), ngay cả khi người đó không thực hiện các hoạt động thương mại."
Trong Luật Thương mại 1997: "Thương nhân là pháp nhân, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên".
Hiện nay pháp luật hiện hành đã giải thích về khái niệm này. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 đã định nghĩa:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Vậy một tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau thì được xem là Thương nhân:
-
Đã đăng ký kinh doanh;
-
Hoạt động thương mại độc lập;
-
Hoạt động thương mại thường xuyên.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
2- Đặc điểm của thương nhân
[a] Về đối tượng chủ thể
Cá nhân: công dân Việt Nam, công dân nước ngoài , người không quốc tịch có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Tổ chức kinh tế: được thành lập theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại với mục đích sinh lời.
[b] Nội dung lĩnh vực hoạt động
Bao gồm một hay nhiều hành vi thương mại.
Hành vi thương mại là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
[c] Cách thức hoạt động
Độc lập: Nhân danh chính mình thực hiện các hoạt động thương mại vì lợi ích của mình và tự chịu trách nhiệm về mọi hậu quả, rủi ro do những hoạt động của mình gây ra.
Thường xuyên:
-
Liên tục, lặp đi lặp lại.
-
Xâu chuỗi, liên kết với nhau tạo thành nghề nghiệp của thương nhân.
-
Nguồn thu nhập chính.
[d] Phải đăng ký kinh doanh
Căn cứ khoản 2, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
"Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương"
Căn cứ Điều 7 Luật Thương mại 2005:
"Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật".
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
3- Phân loại thương nhân
[a] Cách phân loại thương nhân
-
Tư cách pháp nhân gồm: Thương nhân có tư cách pháp nhân, Thương nhân không có tư cách pháp nhân.
-
Hình thức tổ chức gồm: Thương nhân là doanh nghiệp, Thương nhân không phải là doanh nghiệp.
-
Trách nhiệm tài sản gồm: Thương nhân chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn, Thương nhân chịu trách nhiệm tài sản vô hạn.
-
Quốc tịch gồm: Thương nhân Việt Nam, Thương nhân nước ngoài.
[b] Hình thức pháp lý
-
Hộ kinh doanh;
-
Hợp tác xã;
-
Doanh nghiệp tư nhân;
-
Công ty hợp danh;
-
Công ty cổ phần;
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
4- Quyền tự do kinh doanh của thương nhân
[a] Quyền tự do kinh doanh
Căn cứ Luật Thương mại 2005: Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Căn cứ Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020: Tự do kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm.
Nôi dung quyền tự do kinh doanh gồm:
-
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp;
-
Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực và quy mô kinh doanh;
-
Quyền tự do lựa chọn khách hàng và trực tiếp giao dịch với khách hàng;
-
Quyền tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh;
-
Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp;
-
Các quyền tự do khác mà pháp luật không cấm.
Ta có thể rút ra kết luận, thương nhân được thực hiện các hoạt động thương mại mà pháp luật không cấm.
Tuy nhiên quyền tự do kinh doanh này không có nghĩa là tự do kinh doanh vô tổ chức mà phải kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, tuân thủ những điều kiện được pháp luật quy định, đồng thời tôn trọng quyền tự do kinh doanh của thương nhân khác, được phân tích chi tiết dưới đây.
[b] Quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại
Căn cứ Luật Thương mại 2005: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.
Căn cứ Hiến pháp 2013: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020: Nhà nước bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Trong quá trình hoạt động, các thương nhân sẽ tham gia vào các quan hệ trao đổi, mua bán, vừa có tính hợp tác, giao lưu lẫn cạnh tranh lẫn nhau. Để điều chỉnh những quan hệ này hài hòa và trong phạm vi lành mạnh, phát triển, các thương nhân cần hiểu rõ rằng họ đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Tức là họ cùng thuộc một thành phần kinh tế, có quyền và nghĩa vụ như nhau, đều được Nhà nước thừa nhận sự bình đẳng và đảm bảo quyền bình đẳng giữa các thương nhân.
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Quyền tự do kinh doanh của thương nhân được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Quyền tự do kinh doanh của thương nhân có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm