Một số lưu ý khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

"Luật pháp nghiêm khắc nhất đôi khi là sự bất công trầm trọng nhất."

- Benjamin Franklin

Một số lưu ý khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Luật sư cần lưu ý một số cách hiểu chưa chính xác về hòa giải để tư vấn hoặc tham gia vào phương thức hòa giải một cách hiệu quả. Một luật sư giỏi, một trọng tài viên hay thẩm phán giỏi thường sẽ là một hoà giải viên giỏi.

Nhiệm vụ của luật sư trong mỗi vụ tranh chấp là tìm kiếm các giải pháp có lợi nhất bảo vệ lợi ích của thân chủ mình. Vì vậy, dù anh ta là một nhà đàm phán hoặc một đại diện đương sự, thì cũng không thể có một vị trí khách quan trung lập với tranh chấp.

Liên hệ

I- HÒA GIẢI THEO TRƯỜNG PHÁI HỖ TRỢ

“Facilitative mediation” và hòa giải với nghĩa concilliation là một: Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, hai hoạt động này khác nhau ở một điểm cơ bản, đó là: trong hoà giải (hỗ trợ), hoà giải viên (“mediator”) không tư vấn hay cho ý kiến chuyên môn về tranh chấp cũng như về giải pháp. Ngược lại, một hòa giải viên (“concilliator”) có thể đưa ra những ý kiến về pháp lý hay kỹ thuật và đánh giá của bản thân hòa giải viên về vụ tranh chấp cũng như đề xuất kết quả, cách giải quyết mà họ cho là phù hợp hay công bằng.

Hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp không hiệu quả, vì các bên tự nguyện tham gia nên dù có thoả thuận thì cũng không thi hành được và một bên có thể “bỏ đi” bất cứ lúc nào: Hoà giải nếu thành công sẽ dẫn tới thoả thuận hoà giải thành, thoả thuận này có giá trị pháp lý ràng buộc như họp đồng và ràng buộc các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Ngoài ra, các bên còn có thể đem kết quả hoà giải thành yêu cầu công nhận và cho thi hành tại toà án thông qua thủ tục việc dân sự.

Hoà giải là phương thức ít tốn kém thời gian và tiền bạc, vì khi hoà giải không thành các bên vẫn phải ra toà hoặc trọng tài để giải quyết tranh chấp: Hoà giải tốn ít thời gian, chi phí và không ngăn trở các bên tiến hành bất kỳ cách thức giải quyết tranh chấp nào khác. Hầu hết các phiên hoà giải chỉ kéo dài một đến hai ngày và chi phí các bên bỏ ra là rất nhỏ so với tố tụng toà án hoặc trọng tài. Hoà giải có thể được tiến hành song song trong khi các bên đang kiện nhau tại toà hoặc trọng tài. Thực tiễn hoà giải tại các nước phát triển trên thế giới cho thấy tỳ lệ hoà giải thành rất cao, trung bình từ 70 - 80%, giúp giảm bớt rất nhiều chi phí tố tụng cho các bên tranh chấp và phí tổn cho hệ thống tư pháp.

Xem thêm: Điều kiện, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

II- TRƯỜNG HỢP HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH

Nếu hoà giải không thành, tôi đã tốn tiền bạc và thời gian một cách vố ích: Hoà giải đem đến sự hiểu biết của các bên về nhu cầu lợi ích cua bên kia, đưa các bên đến gần nhau hơn với nhiều điểm chung hơn. giúp giảm bớt xung đột căng thẳng và hiểu lầm không đáng có. Vì vậy trong hầu hết trường hợp hoà giải không đi đến kết quả ngay trong phiên hoà giải nhưng các bên sẽ đạt được thoả thuận sau đó. Ngay cả khi các bên sau đó không đạt được thoả thuận, hoà giải cũng giúp ích cho các bên chuân bị tốt hơn cho tranh tụng tại toà án, giúp các bên có cơ hội thê hiện quan điểm và lợi ích của bản thân mình, cũng như lăng nghe và hiêu biêt hơn vê quan điểm và lợi ích của bên còn lại thông qua một người trung gian trung lập là hoà giải viên.

Tôi chi quan tâm đến hoà giải thương mại và muốn được đào tạo để trở thành hoà giải viên giỏi về tranh chấp thương mại. Tôi không quan tâm và sẽ không thể làm giỏi hoà giải về lao động hay hôn nhân gia đình: Hoà giải là một nghề nghiệp không mang tính chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp mà mang tính chuyên môn về con người, về khả năng điều hành quá trình hoà giải và tạo môi trường an toàn, thuận lợi và tin cậy cho các bên có tranh chấp dễ dàng tìm được giải pháp chung cho họ hơn. Vì vậy, một hoà giải viên giỏi phải có khả năng hỗ trợ tạo môi trường tốt cho các bên đàm phán giải quyết tranh chấp, bất kể nó thuộc lĩnh vực nào.

Các bên cần chọn hoà giải viên là mội chuyên gia về lĩnh vực mà các bên tranh chấp: Hoà giải viên không nhất thiết phải giỏi chuyên môn về lình vực mà các bên đang có tranh chấp, vì khác với chuyên gia. nhiệm vụ của hoà giải viên không phải phân xử, đưa ra quyết định vê tranh chàp trên cơ sở thực tể vụ việc hay pháp lý. Hiên biêt vê chuyên môn lĩnh vực tranh chấp chỉ có ý nghĩa giúp hoà giải viên dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về nhu cầu lợi ích các bên, về nội dung các ván đề có tranh cãi giữa các bên.

Xem thêm: Kỹ năng của luật sư khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

III- LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG HÒA GIẢI

Một luật sư giỏi, một trọng tài viên hay thẩm phán giỏi thường sẽ là một hoà giải viên giỏi: Nhiệm vụ của luật sư trong mỗi vụ tranh châp là tìm kiếm các giải pháp có lợi nhất bảo vệ lợi ích của thân chủ mình. Vì vậy, dù anh ta là một nhà đàm phán hoặc một đại diện đương sự, thì cũng không thể có một vị trí khách quan trung lập với tranh chấp. Điều đó có ảnh hưởng tới cách nhìn cũng như phản ứng của một bên đối diện trong tranh chấp. Mặt khác, một trọng tài viên hoặc một thâm phán là người có quyền áp đặt quyết định của mình cho các bên dựa trên đánh giá của bản thân về các vấn đề pháp lý, thực tế và lẽ công bằng. Điều đó sẽ luôn dẫn tới sự không hài lòng của một bên nào đó có quan điểm trái ngược.

Vai trò của hoà giải viên hoàn toàn khác với các vị trí nêu trên, ở chỗ: hoà giải viên luôn giữ vị trí trung lập và không áp đặt bất kỳ quan điểm nào lên các bên. Ngược lại, hoà giải viên cần sử dụng những kỹ năng giao tiếp và kết nối để tìm hiểu, lắng nghe và hiểu biết về nhu cầu, lợi ích và những quan ngại cùa mỗi bên trong tranh chấp, đồng thời thông qua một quá trình linh hoạt và hợp lý giúp họ tìm ra những điểm tương đồng và tìm kiếm một giải pháp chung mà các bên tranh chấp đều hài lòng. Để làm được như vậy, một hoà giải viên nếu đồng thời là luật sư, trọng tài viên hay thấm phán cần phải quên rằng: mình là một luật sư, trọng tài viên hay thẩm phán và không sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp của luật sư hay trọng tài viên, thẩm phán, để đội "chiếc mũ hoà giải viên" một cách trọn vẹn.

Mục tiêu của hoà giải phải đi đến một kết quả công hăng: Kêt quã của hoà giãi không nhất thiết phải công bằng (hoà giải viên không có nhiêm vụ và không thê đảm bảo được đâu là kêt quả công băng). Ngược lại. nhiệm vụ của hoà giải viên là đảm bảo một quy trình hoà giãi còng băng không thiên lệch với bên nào. Các bên sẽ tụ’ quyêt định giãi pháp cua họ mong muốn, bất kể nó có công bằng với họ hay không. 

Hoà giai viên nên (nhiệm vụ của hoà giải viên là) đê xuât các giãi pháp họp lý cho các bên quyết định: Hoà giải viên nên tránh đưa ra đề xuất cho các bên lựa chọn, vì bất kỳ đề xuất nào cũng sẽ có nguy cơ đưa hoà giải viên vào hoàn cảnh bị xem là nghiêng về một bên này hoặc bên kia. Ngược lại, hoà giải viên có nhiệm vụ tạo điều kiện, môi trường tốt nhất cho các bên tự tìm ra các giải pháp phù hợp với họ.

Khi chuẩn bị và trong phiên hoà giải, các bên phải đệ trình hoà giải viên đầy đủ bản luận cứ và chứng cứ của mình để phục vụ việc giải quyết tranh chấp: Hoà giải là một quá trình rất linh hoạt và không phải một thủ tục tố tụng như trọng tài hay toà án. Mục tiêu của hoà giải viên không phải tìm ra chân lý hay ai đúng ai sai, mà là tìm hiểu về lợi ích, nhu cầu và lo ngại của các bên để giúp các bên tìm ra các điểm chung và đến gần nhau hơn.

Vì vậy việc tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án từ cả hai phía, cũng như việc xem xét đánh giá chứng cứ thực tế để nhận biết ai đúng ai sai là không bắt buộc và trong một số trường hợp còn gây ra sự bất lợi. Trên thực tế, hoà giải viên chỉ cần hồ sơ tóm tắt vụ tranh chấp và yêu cầu của các bên, là có thể bắt đầu quá trình tìm hiểu (exploration) về nhu cầu, lợi ích và quan điểm của mỗi bên trong tranh chấp.

Hòa giải cần đi đến thỏa thuận/phương án giải quyết tranh chấp càng nhanh càng tot'. Thông thường các bên lựa chọn hòa giải sau khi đã đàm phán nhiều lần bất thành. Vì vậy nhiệm vụ của hòa giải viên là phải tạo ra một quá trình tìm hiếu, xây dựng lòng tin giữa các bên đế có thể chia sẻ các lợi ích chung, các điểm tương đồng và đưa đến một kết quâ khác hơn so với việc đàm phán trực tiếp.

Khi các bên nhanh chóng đi đen việc đàm phán phương án giải quyết tranh châp, hòa giải viên cần trà lời câu hỏi: điều gì sẽ làm cho việc đàm phán này khác hơn so với kết quà đàm phán đã thất bại. Nếu các bên chưa đủ hiếu nhau, chưa tìm được đủ các điểm chung thì hòa giải viên cần tạo điều kiện khai thác thêm thông tin của các bên cũng như tăng cường hiêu biêt lân nhau, trước khi đi vào đàm phán kết quả giải pháp, để tránh rơi vào bế tắc quá sớm khiến hòa giải thất bại.

Hòa giải viên phải soạn thảo thỏa thuận hòa giải thành đê các bên ký kết: Hoà giải viên không có trách nhiệm và không nên tham gia vào quá trình soạn thảo thỏa thuận hòa giải thành, vì hai lý do. Một là, hòa giải viên (mặc dù có thể tình cờ là một luật sư) không có vai trò của một luật sư soạn thảo hợp đồng, và không thể đảm bảo tính có hiệu lực cũng như có khả năng thi hành của thỏa thuận đó. Hai là, hòa giải viên không “được thuê” để soạn thảo thỏa thuận hợp đồng, nên không phải chịu trách nhiệm về nội dung của nó.

Điều hòa giải viên có thể làm là hỗ trợ các bên kiểm tra, xem xét nội dung thể hiện của thỏa thuận có đúng với những gì các bên đã thống nhất trong phiên hòa giải hay không. Ngoài ra, theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải viên phải ký vào thỏa thuận hòa giải thành với tư cách bên thứ ba làm chứng (nhưng không có nghĩa là hòa giải viên chịu trách nhiệm về nội dung của thoa thuận đó).

Luật sư không nên cổ vũ nghề hòa giải, vì hòa giải phát triển sẽ cướp mất việc của luật sư và làm giảm thu nhập từ dịch vụ hỗ trợ tố tụng: Luật sư có vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải, ở nhiều giai đoạn khác nhau. Các luật sư cũng được hưởng lợi ích từ việc tham gia vào các buổi hòa giải tương tự với việc theo đuổi các thủ tục tố tụng chính thức. Mối quan tâm lớn nhất của luật sư là hỗ trợ khách hàng và giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.

Việc luật sư giúp khách hàng giải quyết được tranh chap, tiểt kiệm chi phí tố tụng sẽ đem lại giá trị thặng dư cho khách hàng và về làu dài sê giúp luật sư có nhiều việc hơn nhờ được khách hàng tin tương và sư dụng dịch vụ nhiều hơn. Khách hàng hài lòng cớ nhiều khá năng quay trờ lại sử dụng các dịch vụ của luật sư trong tương lai, cùng như giới thiệu luật sư cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp cua họ. Thiết lập danh tiếng của một người giải quyêt vấn đề pháp lý hiệu quả có thể mở rộng nguồn khách hàng của luật sư và tăng số lượng vụ việc được nhờ tư vấn.

Điều này có thê bù đăp cho khả nàng giam số giờ đà chi tiêu và được tính cho môi trường hợp. Phát triển chuyên môn trong việc xử lý các vụ việc hòa giải cho phép đa dạng hoá hoạt động hành nghề pháp lý, có khả năng dân đên việc mở rộng phạm vi tư vấn của luật sư.

Xem thêm: Điều kiện, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Một số lưu ý khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.48433 sec| 1116.102 kb