Thỏa thuận bảo mật thông tin và Thỏa thuận không cạnh tranh

"Duy chỉ có phục tùng pháp luật mà mọi người đã đặt ra vì mình mới là tự do".

- Rousseau (Pháp)

Thỏa thuận bảo mật thông tin và Thỏa thuận không cạnh tranh

Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA), là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lí nhằm mục đích để có thể thiết lập mối quan hệ thân tín. Bên hoặc các bên ký thỏa thuận đồng ý rằng thông tin nhạy cảm mà các chủ thể đó có thể có được sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.

Thỏa thuận không cạnh tranh (NCA) là một hợp đồng trong đó người lao động cam kết sẽ không tham gia cạnh tranh dưới bất kỳ hình thức nào với người sử dụng lao động sau khi thời gian làm việc kết thúc. Thỏa thuận này cũng cấm nhân viên tiết lộ thông tin độc quyền hoặc bí mật cho bất kỳ bên nào khác trong hoặc sau khi làm việc.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT VỀ THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN

1- Khái niệm Thỏa thuận bảo mật thông tin

Thỏa thuận bảo mật thông tin (tiếng Anh: Non-Disclosure Agreement, viết tắt: NDA), là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lí nhằm mục đích để có thể thiết lập mối quan hệ thân tín. Bên hoặc các bên ký thỏa thuận đồng ý rằng thông tin nhạy cảm mà các chủ thể đó có thể có được sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.

Có một số tên gọi khác nhau của thỏa thuận bảo mật thông tin, bao gồm:

[a] Thỏa thuận bảo mật (tiếng Anh: Confidentiality Agreement, viết tắt: CA).

[b] Thỏa thuận tiết lộ bí mật (tiếng Anh: Confidential Disclosure Agreement, viết tắt: CDA).

[c] Thỏa thuận thông tin độc quyền (tiếng Anh: Proprietary Information Agreement, viết tắt: PIA)

[c] Thỏa thuận bí mật (tiếng Anh: Secrecy Agreement, viết tắt: SA).

2- Thành phần thiết yếu trong một thỏa thuận bảo mật thông tin

Thỏa thuận bảo mật thông tin có thể được lập ở bất ký mức độ cụ thể nào nhưng đều cần có các yếu tố chính được coi là thiết yếu như sau:

[a] Tên của các bên tham gia thỏa thuận.

[b] Định nghĩa về những gì cấu thành thông tin bí mật trong trường hợp cụ thể.

[c] Các loại trừ bất ký từ bảo mật.

[d] Tuyên bố về việc sử dụng thông tin thích hợp nào được tiết lộ.

[đ] Các khoảng thời gian liên quan.

[e] Các quy định khác.

[f] Phần ngoài lề khác bao gồm các chi tiết như luật tại địa phương hoặc luật áp dụng cho thỏa thuận và bên nào phải trả phí cho luật sư trong trường hợp tranh chấp.

3- Vai trò của thỏa thuận bảo mật thông tin

Thỏa thuận bảo mật thông tin hiện nay rất phổ biến cho các doanh nghiệp tham gia đàm phán với các doanh nghiệp khác. Các chủ thể sẽ cho phép các bên chia sẻ thông tin nhạy cảm mà các chủ thể này cũng không cần sợ rằng nó sẽ nằm trong tay các đối thủ cạnh tranh.

Thỏa thuận bảo mật thông tin phục vụ một mục đích trong nhiều tình huống. Thỏa thuận bảo mật thông tin thông thường được yêu cầu khi hai công ty tham gia đàm phán về việc hợp tác kinh doanh nhưng muốn bảo vệ lợi ích của chính họ và các chi tiết của bất kỳ thỏa thuận nào. Trong trường hợp cụ thể được nêu này, thỏa thuận bảo mật thông tin cấm tất cả những chủ thể là người liên quan tiết lộ thông tin liên quan đến bất ký một quy trình hoặc kế hoạch kinh doanh nào của bên kia hoặc các bên liên quan.

Thỏa thuận bảo mật thông tin cũng thường được sử dụng trước cuộc đàm phán giữa một công ty kêu gọi vốn và nhà đầu tư tiềm năng. Trong những trường hợp như vậy, thỏa thuận bảo mật thông tin có ý nghĩa ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh có được bí mật thương mại hoặc kế hoạch kinh doanh của mình.

Thông tin đang được bảo vệ có thể bao gồm chiến lược marketing và kế hoạch bán hàng, khách hàng tiềm năng, qui trình sản xuất hoặc phần mềm độc quyền.

Nếu một thỏa thuận bảo mật thông tin bị vi phạm bởi một bên, bên kia cũng sẽ có thể yêu cầu tòa án ngăn chặn mọi tiết lộ thêm thông tin và có thể kiện bên vi phạm về thiệt hại tài chính.

Bên cạnh đó các thỏa thuận bảo mật thông tin có vai trò vô cùng quan trọng khi một doanh nghiệp tiến hành đàm phán với các doanh nghiệp khác, cụ thể như sau:

- Thỏa thuận bảo mật thông tin sẽ giúp cho các bên có thể chia sẻ những thông tin nhạy cảm, thông tin mật mà không cần phải lo lắng những thông tin này sẽ bị lộ ra bên ngoài.

- Thỏa thuận bảo mật thông tin giúp bảo vệ lợi ích của các công ty hay doanh nghiệp khi tham gia đàm phán về việc hợp tác kinh doanh

- Thỏa thuận bảo mật thông tin được sử dụng trước cuộc đàm phán giữa một công ty kêu gọi vốn và các chủ thể là những nhà đầu tư tiềm năng sẽ giúp ngăn chặn các bí mật thương mại hoặc kế hoạch kinh doanh bị rò rỉ.

- Thỏa thuận bảo mật thông tin cũng là một bản hợp đồng pháp lý, do đó nếu một trong các bên vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin thì bên còn lại có thể kiện bên vi phạm và yêu cầu tòa án ngăn chặn mọi tiết lộ thêm thông tin.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

4- Các loại thỏa thuận bảo mật thông tin

Có nhiều tiêu chí để nhằm giúp các chủ thể có thể tiến hành việc phân loại thỏa thuận bảo mật thông tin, trong đó phổ biến nhất là phân loại thỏa thuận bảo mật thông tin dựa vào các bên tham gia. Nếu xét theo tiêu chí này, thỏa thuận bảo mật thông tin được chia làm 3 loại chính cụ thể sau đây:

[a] Thỏa thuận bảo mật thông tin đơn phương:

Một thỏa thuận bảo mật thông tin đơn phương (còn gọi là thỏa thuận bảo mật thông tin một chiều) liên quan đến hai bên trong đó chỉ có một bên (tức là bên tiết lộ) dự định tiết lộ một số thông tin nhất định cho bên kia (tức bên nhận) và yêu cầu thông tin đó phải được bảo mật vì một số lí do.

Ví dụ cụ thể như thỏa thuận thường được yêu cầu đối với nhân viên mới, nếu các đối tượng này có thể có quyền truy cập vào thông tin bảo mật về công ty. Trong những trường hợp như vậy, nhân viên sẽ là bên duy nhất ký thỏa thuận.

[b] Thỏa thuận bảo mật thông tin song phương:

Một thỏa thuận bảo mật thông tin song phương (hay còn gọi là thỏa thuận bảo mật thông tin hai chiều) liên quan đến hai bên trong đó cả hai bên dự định tiết lộ thông tin cho nhau và mỗi bên sẽ được bảo vệ nếu như có những tiết lộ thêm không được cho phép. Loại thỏa thuận bảo mật thông tin này là phổ biến khi các doanh nghiệp đang xem xét liên doanh hoặc sáp nhập với nhau.

[c] Thỏa thuận bảo mật thông tin đa phương:

Một thỏa thuận bảo mật thông tin đa phương liên quan đến ba hoặc nhiều bên trong đó ít nhất một trong các bên dự định tiết lộ thông tin cho các bên khác và yêu cầu thông tin đó phải được bảo mật. Loại thỏa thuận bảo mật thông tin này giúp loại bỏ việc phải sử dụng thỏa thuận bảo mật thông tin đơn phương hoặc song phương giữa hai bên.

Ví dụ cụ thể như chỉ cần một thỏa thuận bảo mật thông tin đa phương duy nhất được ký bởi ba bên, trong đó mỗi bên có ý định tiết lộ thông tin cho hai bên còn lại, thay vì dùng ba thỏa thuận bảo mật thông tin song phương riêng biệt giữa bên thứ nhất và bên thứ hai, bên thứ hai và bên thứ ba và bên thứ ba và bên thứ nhất.

Một thỏa thuận bảo mật thông tin đa phương có thể hữu dụng vì các bên liên quan xem xét, thực thi và thực hiện chỉ một thỏa thuận. Tuy nhiên, để có được một thỏa thuận thỏa thuận bảo mật thông tin đa phương trong thực tiễn chúng ta sẽ cần phải tiến hành các cuộc đàm phán phức tạp hơn giữa các bên liên quan để đạt được sự nhất trí đồng thuận về một thỏa thuận đa phương.

5- Các bước thực hiện thỏa thuận bảo mật thông tin trong doanh nghiệp

Để nhằm mục đích có thể thực hiện thỏa thuận bảo mật thông tin trong doanh nghiệp, cần áp dụng theo các bước cụ thể sau đây:

Bước 1: Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận bảo mật thông tin.

Theo quy định của pháp luật nước ta thì nhân viên làm việc tại một doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ và kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu nhân viên vi phạm hành vi tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh, nhân viên đó sẽ chịu hình thức kỷ luật là sa thải.

Cũng theo quy định của pháp luật nước ta thì nhân viên có năng lực về kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao mà tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường cho các thiệt hại đã gánh chịu.

Vì vậy, để nhằm mục đích tuân thủ theo hai điều bên trên thì doanh nghiệp cần phải ký kết với nhân viên hỏa thuận bảo mật thông tin ngay tại thời điểm tuyển dụng hoặc vào thời điểm nhân viên thay đổi vị trí, chức vụ nhưng vẫn phải truy cập để lấy thông tin mật đó.

Bước 2: Thực hiện bảo vệ thông tin công ty trong phạm vi nội bộ.

Để nhằm mục đích có thể đảm bảo bảo mật thông tin công ty thì ngoài thỏa thuận bảo mật thông tin thì doanh nghiệp cũng cần phải ký thêm những thỏa thuận khác tùy theo đặc thù của ngành nghề mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh.

Bước 3: Thực hiện việc phỏng vấn đối với nhân viên trước khi các nhân viên đó nghỉ việc.

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thông thường cũng sẽ chỉ thực hiện việc phỏng vấn đối với các ứng cử viên muốn vào làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phỏng vấn nhân viên trước khi nghỉ việc trong giai đoạn hiện nay cũng có ý nghĩa rất lớn. Thực hiện việc phỏng vấn đối với nhân viên trước khi các nhân viên đó nghỉ việc sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được công việc mới của nhân viên đó có gây nguy hại cho những thông tin cần bảo mật của doanh nghiệp mình hay không.

Bước 4: Thực hiện việc theo dõi nhân viên cũ và công ty mới của nhân viên đó.

Việc theo dõi nhân viên cũ và công ty mới của nhân viên đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đảm bảo được rằng nhân viên cũ của doanh nghiệp mình có vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin hay không. Qua đó, việc này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được thỏa thuận bảo mật thông tin có đang được thực hiện đúng hay không.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

II- KHÁI QUÁT VỀ THỎA THUẬN KHÔNG CẠNH TRANH

1- Khái quát về Thỏa thuận không cạnh tranh

Thỏa thuận không cạnh tranh (tiếng Anh: Non-Compete Agreement, viết tắt: NCA) là một hợp đồng trong đó người lao động cam kết sẽ không tham gia cạnh tranh dưới bất kỳ hình thức nào với người sử dụng lao động sau khi thời gian làm việc kết thúc. Thỏa thuận này cũng cấm nhân viên tiết lộ thông tin độc quyền hoặc bí mật cho bất kỳ bên nào khác trong hoặc sau khi làm việc.

Ngoài ra, Thỏa thuận không cạnh tranh còn được gọi là Covenant not to Compete (Hiệp ước không cạnh tranh) hoặc Restrictive Covenant (Giao ước hạn chế).

2- Nội dung của Thỏa thuận không cạnh tranh

Thỏa thuận không cạnh tranh được ký kết khi mối quan hệ giữa chủ lao động và nhân viên bắt đầu.

Hầu hết các hợp đồng xác định một khoảng thời gian nhất định trong đó nhân viên bị cấm làm việc với đối thủ cạnh tranh sau khi họ kết thúc công việc với chủ lao động. Người lao động cũng không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh ngay cả khi công việc mới không liên quan đến việc tiết lộ bí mật thương mại.

Một số điều khoản của hợp đồng có thể bao gồm thời gian nhân viên bị ràng buộc với thỏa thuận không cạnh tranh, vị trí địa lí và/hoặc thị trường.

Thỏa thuận không cạnh tranh đảm bảo người lao động sẽ không sử dụng thông tin học được trong khi làm việc để bắt đầu kinh doanh và cạnh tranh với người sử dụng lao động khi việc làm kết thúc. Nó cũng đảm bảo người sử dụng lao động giữ vị thế của mình trên thị trường.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Các ngành thường sử dụng Thỏa thuận không cạnh tranh 

Thỏa thuận không cạnh tranh phổ biến trong ngành truyền thông. Một đài truyền hình có thể có những lo ngại chính đáng rằng một nhà khí tượng học nổi tiếng có thể hút người xem đi nếu anh ta bắt đầu làm việc cho một đối thủ trong cùng khu vực. Trong hầu hết các khu vực có quyền thực thi pháp lí, điều này sẽ được coi là một nguyên nhân hợp lí để ký một thỏa thuận không cạnh tranh.

Thỏa thuận không cạnh tranh cũng phổ biến trong ngành công nghệ thông tin (IT), nó sẽ được áp dụng cho những nhân viên phụ trách những thông tin độc quyền, thuộc quyền sở hữu của công ty.

Ngoài ra, thỏa thuận này được dùng trong ngành tài chính và sản xuất.

4- Tính pháp lý của Thỏa thuận không cạnh tranh

Ở Mỹ, tình trạng pháp lý của các thỏa thuận không cạnh tranh là vấn đề thuộc thẩm quyền của nhà nước. Các bang rất khác nhau trong việc thực thi và công nhận các thỏa thuận không cạnh tranh và nhiều cơ quan lập pháp của bang đã tiến hành các cuộc tranh luận gần đây và cập nhật luật liên quan đến các thỏa thuận không cạnh tranh.

Các thỏa thuận không cạnh tranh không thể được thực thi ở Bắc Dakota và Oklahoma. California hoàn toàn không công nhận các thỏa thuận không cạnh tranh, và người sử dụng lao động ràng buộc nhân viên với một nhân viên sau khi hết việc làm có thể bị kiện. Hawaii cấm các công ty công nghệ cao không cạnh tranh vào năm 2015. Năm 2016, Utah đã thay đổi luật, giới hạn các thỏa thuận không cạnh tranh mới chỉ trong một (01) năm.

Hầu hết các bang áp dụng một số loại tiêu chuẩn rằng một thỏa thuận không cạnh tranh không được quá nghiêm trọng về thời gian hoặc phạm vi địa lý và không được hạn chế một cách có ý nghĩa khả năng tìm được việc làm của người lao động. Tuy nhiên, các khu vực tài phán khác nhau rất nhiều trong việc giải thích các điều khoản nào của một thỏa thuận không cạnh tranh sẽ là quá khó.

Bảo mật thông tin chính là duy trì về tính bảo mật, về tính toàn vẹn và tính sẵn sàng cho toàn bộ các thông tin. Ba yếu tố mà không thể tách rời ở trong việc bảo mật thông tin đó chính là:

- Tính bảo mật: Đảm bảo được thông tin đó là duy nhất, những người mà muốn tiếp cận thì phải được phân quyền truy cập.

- Tính toàn vẹn: Bảo vệ được sự hoàn chỉnh toàn diện về hệ thống thông tin.

- Tính chính xác: Thông tin đưa ra thì phải chính xác, phải đầy đủ, không được sai lệch hoặc là không được vi phạm bản quyền nội dung.

- Tính sẵn sàng: Việc bảo mật các thông tin luôn phải sẵn sàng và có thể thực hiện bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Thỏa thuận bảo mật thông tin và Thỏa thuận không cạnh tranh

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.24711 sec| 1151.844 kb