Thỏa thuận cổ đông (Shareholders agreement)

17/07/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Thỏa thuận cổ đông (tiếng Anh: “shareholders agreement” hoặc “shareholders’ agreement”), là hợp đồng được ký kết giữa một số hay toàn bộ các cổ đông trong cùng một công ty hoặc giữa một, một số hay toàn bộ các cổ đông với công ty về việc tổ chức, quản lý, điều hành và tài chính (như góp vốn, chia lợi nhuận...) của công ty và về các vấn đề khác liên quan đến cổ phần, quyền cổ đông và giải quyết bất đồng giữa các bên.

1-  Khái quát về thỏa thuận cổ đông

Một cổ đông (dù là cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn) có thể tham gia vào thỏa thuận cổ đông với mục đích:

- Tăng khả năng của mình trong việc kiểm soát, quản lý công ty;

- Duy trì cơ cấu tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty;

- Hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần của bên kia;

- Tăng khả năng thanh khoản cho cổ phần mình đang sở hữu;

- Chủ động rút vốn khỏi công ty vào thời điểm thích hợp.

Tùy thuộc vào nội dung cụ thể, các cổ đông tham gia thỏa thuận cổ đông có thể trở thành người có liên quan của nhau hay làm hình thành nhóm doanh nghiệp liên kết theo pháp luật doanh nghiệp chứng khoán và cạnh tranh. Quyến kiểm soát, chi phổi công ty mục tiêu mà bên mua có được theo thỏa thuận cổ đông cũng có thể’ là tiêu chí để xác định giao dịch mua cổ phần, tài sản cổ phải là mua lại theo quy định của pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế hay không.

Các cổ đông tham gia thỏa thuận thường là các các cổ đông cùng nhau nắm giữ đủ số lượng cổ phần có quyền biểu quyết cần thiết để kiểm soát công ty.

Trong giao dịch mua bán cổ phần, thỏa thuận cổ đông thường được ký kết ngày trước khi hoàn tất giao dịch (trước khi bên mua mua được cổ phần và trở thành cổ đông của công ty) như là một điều kiện tiên quyết và tự động có hiệu lực ngay khi giao dịch hoàn tất (thời điểm bên mua mua được cổ phần và trở thành cổ đông của công ty). Cũng có khi một số điều khoản thường gặp trong thỏa thuận cổ đông được quy định sẵn trong hợp đồng mua bán cổ phần mà không nhất thiết phải quy định trong thỏa thuận cổ đông riêng biệt.

Có một loại hợp đồng tương tự như thỏa thuận cổ đông nhưng lại tổn tại từ lâu và phổ biến ở Việt Nam là hợp đồng liên doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các bên liên doanh cũng thường thỏa thuận về những nội dung và theo đuổi những mục đích tương tự như nội dung và mục đích của thỏa thuận cổ đông như đề cập trên đây. Điểm khác biệt rõ ràng nhất là hợp đồng liên doanh thường được ký kết trước khi công ty được thành lập và cho mục đích thành lập của công ty còn thỏa thuận cổ đông được giao kết giữa các cổ đông hiện hữu của công ty khi công ty đã tồn tại.

Trong một công ty luôn tồn tại điều lệ công ty. Điều lệ công ty luôn cần phải có khi công ty thành lập, quản lý và điều hành công ty. Ngược lại, thỏa thuận cổ đông được ký kết một cách tự nguyện giữa các bên khi cổ đông thấy cần thiết và không phải lúc nào cũng cần phải có thỏa thuận cổ đông cả. Toàn bộ cổ đông trong công ty phải chịu sự ràng buộc của điều lệ công ty, trong khi thỏa thuận cổ đông chi ràng buộc và điều chỉnh mối quan hộ giữa các cổ đông tham gia thỏa thuận. Khác với thỏa thuận cổ đông, điều lệ công ty cũng tự động có hiệu lực ràng buộc đối với người nhận chuyển nhượng cổ phần (như người mua, người thừa kế). Một số vấn đề luật bắt buộc phải ghi rõ trong điều lệ công ty và một số vấn đề có thể chỉ có hiệu lực nếu được quy định trong thỏa thuận cổ đông thay vì điều lệ. Thỏa thuận cổ đông cũng không cần phải công khai như điều lệ công ty.

Thỏa thuận cổ đông thường vượt xa hơn điều lệ công ty và cả quy định của pháp luật về các quyền mà cổ đông tham gia thỏa thuận có thể có. Cổ đông cũng có thể dùng thỏa thuận cổ đông để tự nguyện từ bỏ quyền theo pháp luật hay theo điều lệ của mình.

Cũng có khi công ty trở thành một bên của thỏa thuận cổ động đặc biệt là khi công ty có một vị thế khá độc lập với các cổ đông tham gia thỏa thuận. Công ty có thể hỗ trợ các bên trong việc thực thi thỏa thuận chẳng hạn như công ty có thể đồng ý sẽ không sửa đổi sổ đăng ký cổ đông để ghi nhận tên người mua nếu cổ đông tham gia thỏa thuận bán cổ phần trái với thỏa thuận cổ đông đã ký kết. Mặc dù vậy việc để công ty tham gia thỏa thuận cũng dẫn đến một số lo ngại về mặt pháp lý (về sự đối xử công bằng giữa các cổ đông, về chấp thuận nội bộ hay trách nhiệm của người quản lý, nguyên tắc mỗi phần phổ thông chỉ đem lại một phiếu biểu quyết...) cho nên các bên cần cân nhắc kỹ điều này.

Xem thêm: Các điều khoản phổ biến của Thỏa thuận cổ đông.

2- Nội dung chính của thỏa thuận cổ đông

Thỏa thuận cổ đông có cấu trúc tương tự như một hợp đồng thông thường từ phần mở đầu, định nghĩa cho đến luật áp dụng và giải quyết tranh chấp. Nội dung chính của thỏa thuận cổ đông nằm ở các điều khoản nhằm giúp các bên đạt được mục đích đề cập trên đây. Có thể chia các điều khoản chính của thỏa thuận cổ đông thành các nhóm sau đây:

- Điều khoản liên quan đến quản lý và điều hành công ty;

- Điều khoản về chuyển nhượng cổ phần;

- Điều khoản về (từ bỏ) quyền ưu tiên mua thêm cổ phần;

- Điều khoản xử lý bế tắc;

- Điều khoản không cạnh tranh; và:

- Điều khoản về quyền rút vốn khỏi công ty.

- Thỏa thuận cổ đông là một loại giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng. Vì vậy thỏa thuận cổ đông nếu đáp ứng đủ các điều kiện để một giao dịch dân sự hay hợp đồng có hiệu lực thì thỏa thuận cổ đông sỗ có giá trị ràng buộc các bên và phải được bốn thứ ba (bao gói cả tòa án, trọng tài, cơ quan Nhà nước) tôn trọng.

Một trong những điều kiện mà giao dịch dân sự và hợp đồng có hiệu lực là “mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Điều cấm của luật được xác định là “những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” còn đạo đức xã hội là “những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đổng thừa nhận và tồn trọng”. Do đó chừng nào mà thỏa thuận cổ đông đáp ứng điều kiện này (và các điều kiện chung khác mà pháp luật quy định), thỏa thuận cổ đông cần phải được xem là có hiệu lực.

Pháp luật dân sự của Việt Nam cũng đặt ra các nguyên tắc cơ bản tạo điều kiện để các bên giao kết và thực hiện thỏa thuận cổ đông chẳng hạn như: cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyến, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và “cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyến, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.Quy định pháp luật ngày càng được cải thiện theo hướng tạo điều kiện để giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh trên cơ sở phán quyết của tòa án hay trọng tài. Do vậy một số dạng thỏa thuận như: “quyền chọn bán” là hợp pháp hoàn toàn có thể thực thi ở Việt Nam nếu tòa án hay trọng tài tôn trọng những thỏa thuận này kể cả trường hợp bên có nghĩa vụ không hợp tác.“quyền chọn mua”.

Trên thực tế quy định về quyền líu tiên mua thêm cổ phẫn không những xuất hiện trong thỏa thuận cổ đông được ký kết giữa các công ty tư nhân mà còn có trong các thỏa thuận giữa nhà đầu tư (chiến lược) nước ngoài và cổ đông Nhà nước trong các thương vụ Nhà nước thoái vốn khỏi doanh nghiệp Nhà nước.

Nếu thỏa thuận cổ đông có hiệu lực, bên có quyển sẽ có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ (ngoài việc bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vi phạm). Một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án là buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Mặc dù vậy dường như tính có thể thực thi của thỏa thuận cổ đông đặc biệt là các thỏa thuận liên quan đến quyền biểu quyết vẫn chưa được kiểm chứng rộng rãi ở Việt Nam. Việc tiến hành biện pháp buộc thực hiện công việc nhất định đối với các thỏa thuận liên quan đến quyền biểu quyết (ví dụ như phải biểu quyết theo hướng đã được các bên thỏa thuận từ trước) sẽ không hề dễ dàng trên thực tế. Cổ đông có quyền vì vậy có thể phải vật chất hóa các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng như đòi bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm dù rằng chính các biện pháp này cũng có những hạn chế nhất định (như là khó xác định mức thiệt hại hay mức phạt vi phạm có thể bị hạn chế). Ngoài ra, cổ đông có quyền cũng cần áp dụng các “biện pháp kỹ thuật” một cách khéo léo để hạn chế trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm thỏa thuận (chẳng hạn như cho phép công ty giữ lại lợi nhuận của bên vi phạm nghĩa vụ). Về mặt lý thuyết, vì thỏa thuận cổ đông được điều chỉnh bởi pháp luật hợp đồng (vốn mang tính mềm dẻo, coi trọng quyền tự do thỏa thuận)lẫn pháp luật doanh nghiệp (có phần cứng nhắc và coi trọng tính hình thức), hiệu lực và tính có thể thực thi của nhiều loại thỏa thuận cổ đông sẽ luôn là câu hỏi lớn. Nhong thỏa thuận cổ đông sẽ ngày càng phổ biến nhở tính riêng tư và linh hoạt. Đôi khi các bên cán có thỏa thuận cố đống như là một sự ràng buộc về mặt tinh thần và uy tín trong kinh doanh hơn là kỳ vọng vào việc có thể nhờ cậy đến hệ thống tư pháp để buộc tuân thủ loại thỏa thuận này.

Trong mối tương quan với thỏa thuận cổ đông, điều lệ công ty thường được xem là có hiệu lực pháp lý cao hơn với tư cách là “hiến pháp” của công ty. Thỏa thuận cổ đông nên được soạn thảo để tránh xung đột với những vấn đề đã được điều lệ công ty quy định mà cổ đông không có quyền định đoạt, chẳng hạn như thỏa thuận cổ đông không nên có quy định mâu thuẫn với điều lệ công ty về cơ cấu tổ chức công ty; quyền hạn của các cơ quan quản lý và của người quản lý trong công ty; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá cổ phần; hay thủ tục thông qua quyết định của công ty.

Ngược lại điều lệ công ty phải được soạn thảo khéo léo để phản ánh một phần hoặc toàn bộ nội dung của thỏa thuận cổ đông. Mục đích của việc này là nhằm công khai hóa thỏa thuận cổ đông và làm cho nội dung có liên quan ràng buộc chính công ty, các cổ đông khác không tham gia thỏa thuận và có thể là với cả bên thứ ba. Cũng có những vấn để luật quy định rõ là phải quy định trong điều lệ công ty. Thỏa thuận cổ đông chỉ nên tập trung điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông cụ thể tham gia thỏa thuận về những vấn đề thuộc thẩm định đoạt của chính các cổ đông đó. Khi đó, ở một mức độ nhất định, thỏa thuận cổ đông có thể vượt qua những quy định chung, cứng nhắc của điều lệ công ty.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Thỏa thuận cổ đông (Shareholders agreement)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36868 sec| 988.359 kb