Thời hạn kháng nghị tái thẩm, quy định thế nào?

09/05/2021

 

Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

 

 

Thời hạn kháng nghị Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của Viện kiểm sát các cấp

 

 

Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của VKS các cấp được quy định như sau:

 

 

(i) Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND hoặc Tòa án quân sự các cấp.

 

 

(ii) Viện trưởng VKSNDTC không có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC vì Hội đồng Thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất, do đó quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là quyết định cuối cùng và không thể bị kháng nghị.

 

 

(iii) Viện trưởng VKS quân sự trung ương có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.

 

 

(iv) Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.(đọc thêm: dịch vụ thành lập công ty)

 

 

Thời hạn kháng nghị tái thẩm

 

 

Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án (ví dụ: kháng nghị để xử thêm tội; áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn; tăng hình phạt; tăng mức bồi thường; kết tội và xử phạt người được tuyên vô tội, được miễn TNHS hoặc hình phạt) chỉ được thực hiện thời hiệu truy cứu TNHS quy định tại Điều 27 BLHS năm 2015 và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày VKS nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.(đọc thêm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh)

 

 

Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án (ví dụ : kháng nghị để đề nghị hủy án, để minh oan cho người bị kết án; áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn; đình chỉ vụ án; giảm nhẹ hình phạt...) thì không 1 chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ .

 

 

Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Theo C quy đinh Điều 355 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự.(đọc về: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

 

 

Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

 

 

Theo quy định tại Điều 402 BLTTHS năm 2015 , Hội đồng tái thẩm có quyền:

 

 

(i) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại. Hủy bản án , quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án .

 

 

(ii) Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

 

 

Như vậy, so với Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

 

 

Các thủ tục khác về tái thẩm như chuẩn bị phiên tòa tái thẩm, thủ tục phiên tòa tái thẩm... thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm.

 

0 bình luận, đánh giá về Thời hạn kháng nghị tái thẩm, quy định thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19071 sec| 930 kb