Thủ tục áp dụng, thay đồi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

21/04/2023
Đỗ Đăng An
Đỗ Đăng An
Để để bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành quyết định trọng tài, nếu quyền và lợi ích họp pháp bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài, toà án áp dụng một hoặc một số Biện pháp khẩn cấp tạm thời.

1- Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Để để bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành quyết định trọng tài, nếu quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài, toà án áp dụng một hoặc một số Biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Toà ấn có thẩm quyền áp dụng một hoặc một sổ Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường họp một hoặc các bên không yêu cầu hội đồng trọng tài mà có đơn yêu cầu toà án áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Toà án có thẩm quyền áp dụng một hoặc-một số Biện pháp khẩn cấp tạm thời là toà án nơi Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.
Người yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn có đủ các nội dung của đơn yêu cầu quy định tại Điều 362 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Trong đó, phải nêu rõ Biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu toà án áp dụng; lí do, mục đích yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời bản sao đơn khởi kiện và bản sao thoả thuận trọng tài có chứng thực họp lệ. Đồng thời, tuỳ theo yêu cầu áp dụng loại Biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu còn phải cung cấp cho toà án các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Theo Điều 53 Luật trọng tài thương mại năm 2012, ttong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và các chứng cứ, tài liệu gửi kèm theo của đương sự, chánh án toà án phân công một thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hay không áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trường hợp không chấp nhận thì thẩm phán phải thông báo bằng vãn bản và nêu rõ ỉí do cho người yêu cầu biết.
 
Nếu quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm phán xem xét ấn định một khoản tiền bảo đảm mà bên yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp. Số tiền phải nộp không được vượt quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Trước khi quyết định, thẩm phán phải giải thích cho bên yêu cầu biết họ phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình, nếu yêu cầu không đúng và gây thiệt hại thì phải bồi thường. Để tạo thuận lợi cho việc nộp tiền của đương sự, thẩm phán quyết định cho họ có thể gửi giữ khoản tiền này tại một trong các ngân hàng nơi có trụ sở của toà án quyểt định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong quyết định cần ghi rõ việc xử lí các khoản tiền này do toà án quyết định. Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các tài liệu gửi kèm theo cùng với chứng từ về việc bên yêu cầu đã nộp khoản tiền bảo đảm tại ngân hàng do toà án quyết định, chánh án toà án có thể giao cho thẩm phán đã xem xét quyết định nộp khoản tiền bảo đảm hoặc một thẩm phán khác tiếp tục việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh giao cho thẩm phán đã xem xét quyết định việc giao nộp khoản tiền bảo đảm hoặc thẩm phán khác tiếp tục việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự.
Trước khi áp dụng các Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo các khoản 6, 7, 8 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán phải xác định rõ tài sản đó có phải là tài sản mà các bên có tranh chấp hay không? Trước khi quyết định áp dụng một hoặc các Biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 10, 11 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán cần yêu cầu ngân hàng, người thứ ba giữ tằi sản cung cấp các các thông tin cần thiết về tài khoản của khách hàng, về số lượng, chất lượng, chủng loại tài sản của người bị yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời...Toà án chỉ được kê biên và niêm phong tài sản ở nơi phân công, thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hay không áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trường hợp không chấp nhận thì thẩm phán phải thông báo bằng vãn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Nếu quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm phán xem xét ấn định một khoản tiền bảo đảm mà bên yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp. Số tiền phải nộp không được vượt quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Trước khi quyết định, thẩm phán phải giải thích cho bên yêu cầu biết họ phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình, nếu yêu cầu không đúng và gây thiệt hại thì phải bồi thường. Để tạo thuận lợi cho việc nộp tiền của đương sự, thẩm phán quyết định cho họ có thể gửi giữ khoản tiền này tại một trong các ngân hàng nơi có trụ sở của toà án quyểt định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong quyết định cần ghi rõ việc xử lí các khoản tiền này do toà án quyết định. Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các tài liệu gửi kèm theo cùng với chứng từ về việc bên yêu cầu đã nộp khoản tiền bảo đảm tại ngân hàng do toà án quyết định, chánh án toà án có thể giao cho thẩm phán đã xem xét quyết định nộp khoản tiền bảo đảm hoặc một thẩm phán khác tiếp tục việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh giao cho thẩm phán đã xem xét quyết định việc giao nộp khoản tiền bảo đảm hoặc thẩm phán khác tiếp tục việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự.


Trước khi áp dụng các Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo các khoản 6, 7, 8 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán phải xác định rõ tài sản đó có phải là tài sản mà các bên có tranh chấp hay không? Trước khi quyết định áp dụng một hoặc các Biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 10, 11 Điều 114 Bộ luật dân sự tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán cần yêu cầu ngân hàng, người thứ ba giữ tằi sản cung cấp các các thông tin cần thiết về tài khoản của khách hàng, về số lượng, chất lượng, chủng loại tài sản của người bị yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời...Toà án chỉ được kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ, phong toả tài khoản tại ngân hàng với giá trị tài sản bị kê biên và niêm phong hoặc sổ tiền trong tài khoản bị phong toả không được quá nghĩa vụ phải thực hiện.

Quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời được gửi ngay cho hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

2- Thủ tục thay đổi, huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Để bảo đảm việc quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời được đúng, khoản 3 Điều 53 Luật trọng tài thương mại năm 2012 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời, một bên tranh chấp có quyền yêu cầu thay đổi, huỷ bỏ việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bên yêu càu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền yêu cầu toà án thay đổi, huỷ bỏ Biện pháp khẩn cấp tạm thời khi không còn phù hợp và cần thiết. Việc yêu cầu phải thực hiện bằng đơn, trong đó nêu rõ yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu thay đổi, huỷ bỏ việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của một bên tranh chấp, chánh án toà án phải ra quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc nếu không chấp nhận phải có công văn trả lời. Để đảm bảo tính khách quan của việc giải quyết vụ việc, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi, huỷ bỏ áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời của người đã yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời, chánh án toà án giao cho thẩm phán khác xem xét quyết định thay đổi, áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời 
Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu toà án huỷ bỏ Biện pháp khẩn cấp tạm thời thì toà án cần chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường hợp này, nếu xét thấy yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ là đúng thì khi quyết định huỷ bỏ Biện pháp khẩn cấp tạm thời toà án cho họ được nhận lại toàn bộ tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của toà án. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu toà án thay đổi Biện pháp khẩn cấp tạm thời có lợi cho bị đơn thì toà án chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường hợp này, nếu xét thấy yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thờicủa họ là đúng thì khi quyết định thay đổi Biện pháp khẩn cấp tạm thờitoà ấn quyết định cho họ được nhận lại một phần số tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của toà án. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thờicó đơn yêu cầu toà án thay đổi Biện pháp khẩn cấp tạm thờithì họ cũng chỉ được yêu cầu thay đổi trong các, Biện pháp khẩn cấp tạm thờiquy định tại Điều 114 Bộ Luật tố tụng dân sự  năm 2015. Nếu việc thay đổi đó là không có lợi cho bị đơn thì toà án yêu cầu họ phải trình bày rõ trong đơn về lí do xin thay đổi và cung cấp các tài liệu cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng. Trong trường hợp này, toà án cần phải xem xét có cần thiết buộc bên yêu cầu phải nộp thêm khoản tiền bảo đảm tại ngân hàng nữa hay không. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thờikhông đúng, gây thiệt hại cho bên kia hoặc người thứ ba nhưng người bị gây thiệt hại không có yêu cầu bồi thường thì toà án quyết định cho họ được lấy lại toàn bộ sổ tiền bảo đảm được họ gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của toà án. Nếu người bị gây thiệt hại có yêu cầu bồi thường với số tiền thấp hơn số tiền bảo đảm được họ gửi giữ tại ngân hàng thì toà án quyết định cho họ được lấy lại số tiền vượt quá mức người bị gây thiệt hại yêu cầu bồi thường.
 
Các quyết định về thay đổi, huỷ bỏ việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời được gửi ngay cho hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp và cơ quan thi hành án cùng cấp.


 

0 bình luận, đánh giá về Thủ tục áp dụng, thay đồi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.23594 sec| 967.273 kb