Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án của Toà án nước ngoài tại Việt Nam

04/05/2023
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Với mục tiêu làm bạn với tẩt cả các nước, Việt Nam đã thực hiện “mở cửa”, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, thành quả mà Việt Nam đạt được về chính trị, kinh tể, văn hoá, xã hội khi thực hiện chính sách này đều được các nước công nhận và khích lệ. Tuy nhiên, từ việc thực hiện chính sách mở cửa để đẩy mạnh hợp tác quốc tể, tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các quan hệ giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân nước khác. Từ đó, đã làm phát sinh nhu cầu được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Việt Nam những bản án, quyết định của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân Việt Nam cũng như công dân, pháp nhân nước ngoài.
-

Nội dung bài viết

1- Khái niệm

Từ việc thực hiện chính sách mở cửa để đẩy mạnh hợp tác quốc tể, tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các quan hệ giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân nước khác. Từ đó, đã làm phát sinh nhu cầu được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Việt Nam những bản án, quyết định của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân Việt Nam cũng như công dân, pháp nhân nước ngoài. Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia thì bản án, quyết định của toà án, phán quyết của trọng tài nước nào sẽ chỉ có hiệu lực và được thi hành trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Vì vậy, bản án, quyết định dân sự của toà án, phán quyết của trọng tài nước ngoài muốn có giá trị pháp lí và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam thì chúng phải được toà án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành. Tuy vậy, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án và phán quyết của trọng tài nước ngoài trên cơ sở các cam kết quốc tế. Điều này thấy rõ qua nội dung các hiệp định tượng trợ tư pháp mà Nhà nước Việt Nam đã kí kết với các nước từ năm 1980 đến nay và việc Việt Nam tham gia Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài. Trên cơ sở những điều ước quốc tể mà Việt Nam đã kí kết với các nước hoặc tham gia, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án, phán quyết của trọng tài nước ngoài như Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1994; Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1996; BLTTDS. Hiện nay, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được quy định tại Phần thứ bảy BLTTDS năm 2015.

Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài là một trình tự tố tụng dân sự đặc biệt bao gồm các thủ tục do pháp luật quy định được toà án có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện nhằm xem xét tính có hiệu lực pháp luật để từ đó công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam.

Đặc điểm cơ bản của thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án, phán quyết của trọng tài nước ngoài là toà án Việt Nam không xem xét lại nội dung của vụ việc để tránh tình trạng một vụ việc bị xét xử hai lần mà chỉ kiếm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của toà án, phán quyết của trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài ìiệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy địnlì của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có liên quan để quyết định có công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết đỉnh' dân sự của toà án, phán quyết của trọng tài nước ngoài hay không. Nếu bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài đã được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành, chúng sẽ được đảm bảo thi hành trên lãnh thố Việt Nam như các bản án, quyết định dân sự của toà án Việt Nam, như các phán quyết của trọng tài Việt Nam. Ngược lại, nếu bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài không được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành, chúng sẽ không được thi hành trên lãnh, thổ Việt Nam. Một đặc điếm nữa của thủ tục công nhận hay không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án, phấn quyết của trọng tài nước ngoài là đương sự không trực tiếp gửi đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo đển toà án mà phải thông qua Bộ tư pháp Việt Nam. Bộ tư pháp là cơ quan đầu mối, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, ỉập hổ sơ vụ việc và gửi đến toà án có thẩm quyền.

2- Ý nghĩa

Việc quy định công nhận hay không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài là những cơ sở pháp lí thiết thực, vừa đảm 'bảo cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa là cơ sở pháp lí cho việc hợp tác phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trên cơ sở của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài, chúng ta có cơ hội phát triển mở rộng được họp tác đầu tư, tăng cường được sự hợp tác về mọi mặt đối với các nước, từ đó phát triển kinh tế đất nựớc.

Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng góp phần tăng cường sự phối họp giữa Việt Nam với các quốc gia trong việc thực thi các bản án, quyết định dân sự của toà án, phán quyết của trọng tài vừa thể hiện rõ thiện chí họp tác quốc tế cùng với các quốc gia khác trong việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam. Đổi với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ bảo vệ được quyền lợi chính đáng trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với các cá nhân, tổ chức Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của toà án Việt Nam, phán quyết của trọng tài nước ngoài không những bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ ttên lãnh thổ Việt Nam mà còn cả trên lãnh thổ của nước ngoài theo nguyên tắc có đi có lại.

Ngoài ra, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài của pháp luật nước ta hiện nay thể hiện sự phù họp giữa pháp luật Việt Nam với tập quán quốc tế, góp phần củng cổ địa vị của Việt Nam trên trường quốc tể. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài còn nhằm đảm bảo giải quyết xung đột về quyền tài phán và bảo đảm tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.

Riêng với trường hợp không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì việc không công nhận đó là biện pháp pháp lí để Việt Nam bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tư pháp nói chung, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng.

0 bình luận, đánh giá về Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án của Toà án nước ngoài tại Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.51854 sec| 959.961 kb