Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc

04/07/2024
Đỗ Thị Hải Linh
Đỗ Thị Hải Linh
Việc đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm âm nhạc là rất cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả. Sau khi nộp đơn và được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, tác giả hay chủ sở hữu không phải chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tác giả, quyền liên quan khi có tranh chấp.

1- Quyền tác giả là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 (gọi tắt là "Luật Sở hữu trí tuệ"), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là: quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ)

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ bao gồm (khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ):

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Từ đó, quyền tác giả tác phẩm âm nhạc là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả

2- Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả

[a] Đăng ký quyền tác giả

Trước khi tìm hiểu về những lợi ích của quyền tác giả, ta cần hiểu khái niệm đăng ký quyền tác giả.

Theo khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ:

“1. Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”

[b] Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả

Tuy việc nộp đơn để nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, vì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật Sở Hữu trí tuệ), nhưng việc đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả luôn luôn được khuyến khích. Dưới đây là một số lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả:

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam là bằng chứng về hiệu lực của quyền tác giả đối với tác phẩm. Vì vậy, chủ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam không phải chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tác giả, quyền liên quan trong tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.(khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ)

- Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trở nên dễ dàng hơn với chủ sở hữu Giấy chứng nhận nhận đăng ký quyền tác giả, giúp chủ sở hữu được hưởng thù lao, tiền bản quyền từ việc sử dụng hay tạo ra các phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc của bên thứ ba

- Rút ngắn thời gian cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc thụ lý giải quyết vụ vi phạm quyền tác giả, vì Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả hay chủ sở hữu.

- Việc đăng ký quyền tác giả cũng giúp xác định ngày công bố tác phẩm. Điều này rất quan trọng khi giải quyết các vụ việc vi phạm quyền tác giả.Trong các cáo buộc vi phạm quyền tác giả, một yếu tố thiết yếu là xác định thời điểm tác phẩm được tạo ra và công bố, cũng như thời điểm bắt đầu xảy ra hành vi vi phạm. Việc đăng ký quyền tác giả sẽ cung cấp bằng chứng pháp lý về những thông tin này, giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc

Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: 2 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử) hoặc 2 bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Điểm b Khoản 5 Điều 38 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. (Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ) ("Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc", Báo Điện tử Chính phủ, ngày 15/06/2023)

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.75291 sec| 966.938 kb