Thủ tục đăng ký và đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp
1- Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp
Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của pháp luật.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hình thức đăng ký doanh nghiệp, theo đó, người thành lập doanh nghiệp tiến hành đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính bắt buộc với mọi doanh nghiệp, được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh. Ở Việt Nam, cơ quan thực hiện chức năng này là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, có tên gọi là Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh.
Các nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp với yêu cầu chung là “đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Khi các thông tin đăng ký đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chứng minh sự thành lập hợp pháp của doanh nghiệp, là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế do doanh nghiệp đăng ký.
Các bước cơ bản để đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Nhà đầu tư hoặc đại diện của nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và đối chiếu các điều kiện cấp giấy đăng ký doanh nghiệp, sau đó quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công khai thông tin về doanh nghiệp được thành lập trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Xét về bản chất, đăng ký doanh nghiệp không phải là thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp, không thuộc cơ chế xin - cho, không thể hiện quyền lực “ban phát” của cơ quan công quyền. Việc kê khai và công khai thông tin về hoạt động kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh, chủ đầu tư, mức vốn, người đại diện, thông tin đăng ký thuế... có tính chất đăng ký việc sử dụng quyền tự do kinh doanh hiến định cho tổ chức, cá nhân. Khi mọi thông tin đăng ký đều đúng pháp luật, cơ quan đăng kí kinh doanh phải cấp đăng ký cho doanh nghiệp. Mọi từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp đều phải có căn cứ pháp lý cụ thể.
Kết quả của thủ tục đăng ký doanh nghiệp là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp cho doanh nghiệp (trước đây gọi là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Kể từ khi được cấp văn bản này, doanh nghiệp được chính thức thành lập, là một chủ thể kinh doanh có tư cách hợp pháp để tham gia vào các quan hệ kinh tế và pháp lý. Trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật chuyên ngành quy định một số thủ tục thành lập riêng nhưng có ý nghĩa pháp lý tương tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Ví dụ: Như ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép thành lập ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác theo Luật Các tổ chức tín dụng, Sở Tư pháp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho các công ty luật theo quy định của Luật Luật sư...
Trong sự so sánh với thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp trước đây, thủ tục đăng ký doanh nghiệp ghi nhận đúng bản chất của quyền tự do kinh doanh, tạo cơ hội cho nhà đầu tư thực hiện quyền hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
2- Thủ tục đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp
Đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp là dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, do vậy cần tuân thủ các quy định về thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
Thủ tục đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, thủ tục đầu tư không áp dụng đối với mọi dự án đầu tư. Tùy thuộc quy mô đầu tư, tính chất dự án đầu tư, nguồn gốc vốn đầu tư, pháp luật quy định phạm vi các dự án đầu tư phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quy định này có thể thay đổi ở những thời điểm khác nhau vì các lí do liên quan đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích đầu tư hay đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ví dụ: Luật Đầu tư năm 2014 quy định các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020.
Theo quy định trên, chỉ trong trường hợp doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và trường hợp doanh nghiệp do tổ chức kinh tế có đa số vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập thì mới phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (trường hợp này, sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là sở hữu trực tiếp phần vốn góp và sở hữu gián tiếp thông qua một tổ chức kinh tế đã tiếp nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài).
Như vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài (đã nêu ở trên) thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải thực hiện hai thủ tục: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thống nhất với quy định này trong pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp quy định Giấy chứng nhận đăng ký đầu. tư là một loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, có nghĩa là, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Thủ tục đăng ký và đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Thủ tục đăng ký và đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm