Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

22/03/2023
Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa giúp cho toà án cấp trên thấy được những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể. Trên cơ sở đó có hướng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án cấp dưới trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong công tác xét xử của toà án. Ngoài ra, thông qua thủ tục giám đốc thẩm, toà án cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử của toà án cấp dưới. Do vậy, thủ tục giám đốc thẩm còn là phương tiện hướng dẫn hoạt động xét xử của toà án cấp trên đối với toà án cấp dưới; bảo đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động xét xử của các toà án.

1- Khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự

a) Khái niệm giám đốc thẩm dân sự

Bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của toà án đã có hiệu lực pháp luật vì những nguyên nhân khác nhau có thể không đúng đắn. Để bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của toà án, bảo đảm được việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì đổi với những bản án, quyết định có sai lầm mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xét lại. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường họp này được gọi là giám đốc thẩm dân sự.
Giám đốc thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án.
Thủ tục giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có sự sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm do toà án có thẩm quyền thực hiện. Nội dung của nó là việc toà án kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kháng nghị. Tính chất của giám đốc thẩm được quy định tại Điều 282 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
 
Thủ tục giám đốc thẩm được quy định lần đầu trong Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1960. Theo Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1960 chỉ có Tòa án nhân dân tối cao mới có thẩm quyền giám đốc thẩm đổi với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà án các cấp. Khi Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1981 được ban hành, ngoài Tòa án nhân dân tối cao thì các toà án nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giám đốc thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà án cấp dưới bị kháng nghị. Đến năm 2015, thực hiện Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, cơ cấu hệ thống tổ chức của toà án thay đổi, ngoài Tòa án nhân dân tối cao, toà án nhân dân tỉnh, toà án nhân dân huyện và toà án quân sự thì trong hệ thống tổ chức toà án còn có toà án nhân dân cấp cao. Theo quy định cùa Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chỉ có Tòa án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giám đốc thẩm đối với những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của các toà án cấp dưới bị kháng nghị. Hiện nay, thủ tục giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại Chương XX Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này.

b) Ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa giúp cho toà án cấp trên thấy được những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể. Trên cơ sở đó có hướng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án cấp dưới trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong công tác xét xử của toà án.
Ngoài ra, thông qua thủ tục giám đốc thẩm, toà án cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử của toà án cấp dưới. Do vậy, thủ tục giám đốc thẩm còn là phương tiện hướng dẫn hoạt động xét xử của toà án cấp trên đối với toà án cấp dưới; bảo đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động xét xử của các toà án.

2- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

a) Khái niệm kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Để bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự được đúng pháp luật thì toà án cấp trên, viện kiểm sát cẩp trên phải giám đốc, kiểm sát việc xét xử của toà án cấp dưới. Qua đó, nếu phát hiện thấy bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền của toà án, viện kiểm sát có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó. Hoạt động này được gọi là kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền của toà án, viện kiểm sát trong việc phản đôi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật yêu cầu toà án có thấm quyển xét lại bản án, quyết định đó khi phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trĩnh giải quyết vụ án dân sự.

b) Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành trên cơ sở kết quả của công tác giám đốc việc xét xử. Để đề cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc việc xét xử và tránh việc yêu cầu xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật một cách tràn lan, làm mất tính ổn định của bản án, quyết định thì chỉ những người đó mới có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật yêu cầu toà án có thẩm quyền xét xử lại. Đương sự và những người khác chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị về những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án của toà án đã giải quyết vụ án đế những người này xem xét kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đối với toà án, viện kiểm sát, trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật thì cũng phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị để những người này xem xét kháng nghị bản án, quyết định đó.

Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đổc thẩm được quy định tại Điều 331 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo quy định này thì chỉ có chánh án toà án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong đó, việc phân cấp thẩm quyền kháng nghị được thực hiện như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Chánh án toà án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Việc phân cấp thẩm quyền kháng nghị được quy định trong pháp luật chỉ mang nghĩa tương đổi. Trên thực tế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu chỉ tiến hành kháng nghị đổi với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp cao trong trường hợp phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự.

c) Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật phát hiện thấy sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự. Theo quy định tại các điều 213, 313, 324, 349 v.v. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các bản án, quyết định này bao gồm:
- Bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị;
- Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
- Bản án, quyết định của toà án cấp phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của toà án.

Nói chung đối với tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu pháp luật đều có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Tuy vậy, đối với quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với các bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì dù có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án cũng không phải là đổi tượng của quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

d) Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Để tiến hành kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định. Những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật quy định trên cơ sở các sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án trong việc giải quyết vụ án dân sự.
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 326 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau:
 
Một là kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Kết luận của toà án trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có nghĩa là toà án giải quyết vụ án không đúng với bản chất của sự việc. Để bảo đảm công bằng, công lí trong xét xử thì bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật đã căn cứ vào kết luận này để giải quyết vụ án phải được xét lại.

Trên thực tế, những nguyên nhân làm cho kết luận của toà án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án rất nhiều. Thông thường, kết luận của toà án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện dưới dạng chưa đủ các chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng toà án vẫn giải quyết vụ án nên quyết định của toà án thiếu cơ sở; toà án đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên quyết định giải quyết vụ án sai.

Hai là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
Để giải quyết đúng vụ án dân sự, toà án phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng trong việc giải quyết vụ án, bảo đảm cho các đương sự thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Mọi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng đều có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được xét lại nếu có vi phạm trong thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng.
Trong pháp luật tố tụng dân sự, không có quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy vậy, trên thực tế, các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường được hiểu dưới các dạng như vi phạm các nguyên tắc cơ bản quy định tại Chương 2 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, toà án không triệu tập đầy đủ các đương sự đến tham gia tố tụng, không bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ, không bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, không hoà giải trước khi xét xử V.V..

Ba là có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đển lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là việc toà án đã áp dụng sai các quy định của pháp luật vào việc giải quyết vụ án. Việc áp dụng sai các quy phạm pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả toà án quyết định sai quyền, nghĩa vụ của các đương sự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba vì thế phải xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án.
Các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường thể hiện dưới dạng toà án đã áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng điều luật, không đúng nội dung quy định của điều luật V.V.. Trong đó, phổ biến nhất là việc toà án áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự. Để phát hiện ra các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị phải dựa vào việc kiểm tra công tác xét xử của toà án cấp dưới; dựa vào việc giải quyết đơn khiếu nại của đương sự, thông báo, kiến nghị của công dân, các cơ quan nhà nước, tố chức xã hội V.V..
 
Theo quy định tại Điều 327 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bàn - đơn đề nghị với những người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nội dung đơn đề nghị, thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện theo Điều 328 và Điều 329 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự cũng có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được toà án cấp sơ thẩm, toà án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lí do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được ttong quá trình giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.

Trường hợp toà án, viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trường hợp chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh phát hiện có căn cử kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì phải kiến nghị chánh án toà án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp chánh án toà án nhân dân câp cao phát hiện có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì phải kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Toà án, viện kiểm sát nhận thông báo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiêp tại toà án, viện kiêm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại toà án, viện Idem sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi. Toà án, viện kiểm sát chỉ thụ lí đơn đề nghị khi có đủ các nội dung quy định tại Điều 328 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ thì toà án, viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu' cầu của toà án, viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì toà án, viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lí do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.

Sau khi thụ lí đơn, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lí do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có vãn bản thông báo, kiến nghị. Chánh án toà án nhân dân cấp cao phân công thẩm phán toà án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cáp cao phân công kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo chánh án toà án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, quyết định kháng nghị. Trường hợp không kháng nghị thì chánh án toà án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao tự mình hoặc uỷ quyền cho thẩm phán toà án nhân dân cấp cao, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lí do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công thẩm  phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phân công kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị. Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc uỷ quyền cho thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lí do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Tuy nhiên, trong tố tụng dân sự, đương sự có quyền tự định đoạt nên người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ kháng nghị khi có một trong các căn cứ do pháp luật quy định và có đơn đề nghị của đương sự hoặc có thông báo, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Trường hợp bàn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

Hậu quả của việc kháng nghị sẽ dẫn đến việc toà án có thẩm quyền xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tạm đình chỉ việc thi hành án. Do đó, trước khi kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị cần phải nghiên cứu xác định kĩ căn cứ kháng nghị để tránh việc kháng nghị không đúng. Đối với những bản án, quyết định tuy có sai lầm nhưng thực tế không sửa chữa được thì không nên kháng nghị. Ví dụ: Bản án cho li hôn không có căn cứ nhưng một bên đã kết hôn với người khác. Tuy vậy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này.
Đối với viện kiểm sát, khi cần nghiên cứu hồ sơ để xem xét việc kháng nghị thì viện kiểm sát phải có công văn yêu cầu toà án chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát mượn. Toà án phải chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát mượn để nghiên cứu xem xét việc kháng nghị. Khi nghiên cứu xong hồ sơ vụ án, viện kiểm sát phải chuyển trả hồ sơ cho toà án nếu không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 

đ) Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị

Để bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định của toà án và việc xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được tốt, sớm sửa chữa được những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, việc kháng nghị cần được tiến hành trong một thời gian nhất định. Theo Điều 334 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc., thẩm được tiến hành trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, để bảo đảm việc giải quyết đúng vụ án, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trong trường hợp đã hết thời hạn nhưng có đủ các điều kiện sau thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
- Đương sự đã có đơn đề nghị người có quyền kháng nghị xem xét kháng nghị trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và sau khi hết thời hạn này họ vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
- Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đó.
Ngoài ra, để tránh việc giải quyết yêu cầu kháng nghị một cách không cần thiết, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị mà pháp luật quy định. Người đã kháng nghị bản án quyết định có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm (Điều 335 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

e) Hình thức kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị

Sau khi đã kiểm tra lại hồ sơ vụ án, có căn cứ để kết luận bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm thì người có quyền kháng nghị sẽ tiến hành kháng nghị bằng văn bản - Quyết định kháng nghị. Nội dung quyết định kháng nghị phải ghi đầy đủ các vấn đề theo quy định tại Điều 333 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Việc thay đổi, bổ sung rút kháng nghị cũng phải được thực hiện bằng quyết định (Điều 335 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015). Để bảo đảm việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc chánh án toà án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cửu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Hết thời hạn đó, viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm (Điều 336 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

f) Hoãn và tạm đình chỉ thi hành án

Trên thực tế, nhiều trường hợp cần phải hoãn việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có dấu hiệu sai lầm, vi phạm pháp luật để tránh những hậu quả không thể khắc phục được do thi hành bản án, quyết định. Do đó, pháp luật đã quy định có thể hoãn thi hành án để xem xét việc kháng nghị hoặc tạm đình chỉ bản án quyết định bị kháng nghị.
Theo Điều 332 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã cổ hiệu lực pháp luật có quyền yêu cẩu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị; người đà kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Tuy vậy, để tránh tuỳ tiện trong việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, việc yêu hoãn thi hành án chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc sai lầm trong Việc giải quyết vụ án dân sụ; việc quyết định tạm đình chỉ việc thi hành án chỉ được thực hiện khi đã kháng nghị hoặc trong quyết định kháng nghị.

 

0 bình luận, đánh giá về Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.54445 sec| 1050.523 kb